Vực thẳm này như là một thế giới hoàn toàn khác với nơi mà chúng ta đang sinh sống, từ những yếu tố môi trường siêu khắc nghiệt, cấu tạo địa hình khác lạ cho đến hệ sinh vật mà bạn không tin rằng chúng tồn tại trên đời!
Rãnh Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 19
Rãnh Mariana được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 bởi một con tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh mang tên “HMS Challenger”.
Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1951, tàu Challenger II mới thực hiện những khảo sát ban đầu về nơi sâu nhất trái đất này.
Bằng kỹ thuật sóng âm tại thời điểm bấy giờ, người ta đã ước lượng được phần đáy của rãnh Mariana có độ sâu khoảng 10.900 mét và điểm tận cùng này cũng đã được đặt theo tên của con tàu khám phá ra nó- vực thẳm Challenger.
Bạn có thể đặt cả đỉnh núi Everest xuống rãnh Mariana
Rãnh Mariana sâu đến 10.898 mét. Để dễ hình dung, chúng ta hoàn toàn có thể đặt cả đỉnh núi cao nhất thế giới- Everest vào đây mà vẫn còn thừa đến khoảng 2km chỗ trống mới chạm tới mặt nước biển.
Rãnh Mariana cũng là nơi sâu nhất trên lớp vỏ trái đất. Thậm chí, điểm tận cùng của rãnh này chỉ cách tâm trái đất 6.366 km.
Vào ngày 26/3/2012, đạo diễn lừng danh James Cameron đã trở thành người đầu tiên chinh phục rãnh Mariana bằng việc điều khiển con tàu ngầm Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét.
Chuyến đi này của ông cũng mang đến cho các nhà khoa học nhiều khám phá vô cùng thú vị về “đáy vực” của địa cầu này.
Bạn có thể bị nghiền nát bởi áp suất ở rãnh Mariana
Với độ sâu hơn 10 km của mình, đáy của rãnh Mariana có thể coi là một trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất thế giới. Ở nơi đây, ánh mặt trời không thể chiếu đến, nước biển thì lạnh cắt da cắt thịt.
Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất, phải kể đến áp suất khủng khiếp mà nước biển gây ra ở độ sâu này. Hãy tưởng tượng rằng, nếu bạn bị thả xuống điểm tận cùng của rãnh Mariana, thì mỗi inch vuông trên cơ thể sẽ phải chịu một áp lực lên tới 8 tấn, tức là bằng với trọng lượng của chiếc xe tải trên hình.
Rãnh Mariana- hố rác lớn nhất thế giới
Có một sự thật đáng buồn là rãnh Mariana cũng chính là hố rác lớn nhất thế giới. Người ta đã ước tính rằng, chỉ trong vòng 5 năm, con người đã đổ xuống nơi đây 390.000 tấn rác thải.
Con số này tương đương với 880 chiếc máy bay Boeing 747s.Thậm chí, bạn có thể tìm thấy một phần xác của con tàu Apollo 13 huyền thoại tại nơi sâu nhất thế giới này.
Những loài sinh vật kỳ bí
Sở hữu một áp suất “kinh hoàng” cùng bóng tối bao phủ suốt ngày đêm, những tưởng không thể tồn tại một sự sống nào ở rãnh Mariana, nhưng thực tế, các nhà khoa học đã khám phá ra rất nhiều loài sinh vật “cực dị” đang sinh sống tại nơi sâu nhất trái đất này.
Có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như: sứa, cá ác quỷ, cá đầu trong suốt, các loài giáp xác khổng lồ, trùng lỗ…
Bên cạnh đó, những cư dân của Mariana đều sở hữu những đặc điểm tiến hóa “đáng ngạc nhiên” để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt nơi đây, một trong số đó chính là khả năng phát sáng để thu hút con mồi.
Miệng Champagne- nơi nguy hiểm nhất rãnh Mariana
Ở rãnh Mariana tồn tại một nơi gọi là “Miệng Champagne”. Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi nơi đây chính là tập hợp những lỗ thủy nhiệt phun ra các dòng khí CO2 tinh khiết, từ sâu trong lòng trái đất, tạo ra hiện tượng sủi bọt mạnh mẽ, tựa như khi ta mở nắp một chai champagne.
Điều đặc biệt là áp suất mà dòng khí này phun ra đủ để nghiền nát cơ thể con người, đồng thời nó cũng tạo ra hiệu ứng nhiệt làm sôi nước biển ở xung quanh, tuy nhiên lại là nguồn cung cấp năng lượng “vô tận” cho các loài sinh vật ở đáy vực này.