Bãi đáp trực thăng và 200 người dân sinh sống trong miệng núi lửa đang âm ỉ

Tới nay đã hơn 200 năm trôi qua, núi lửa trên đảo Aogashima tuy không còn lộng hành nhưng vẫn còn thoi thóp chưa ngỏm hẳn. Đứng ở trên đảo, bạn vẫn có thể nhìn thấy khói bay ra từ núi lửa. Tóm lại là vẫn có nguy cơ phun trào bất cứ lúc nào.

Bãi đáp trực thăng và 200 người dân sinh sống trong miệng núi lửa đang âm ỉ

Nói đến khả năng thích nghi cao độ với thiên tai, chắc chắn không quốc gia nào có thể vượt qua Nhật Bản. Người dân ở đây phải chung sống với động đất thường xuyên, thỉnh thoảng phải đối mặt với sóng thần.

Thậm chí có nơi, người dân còn phải sống ngay trong miệng núi lửa - tác nhân chính gây ra hai thiên tai nói trên.

Đảo Aogashima ở Nhật Bản

Đảo Aogashima ở Nhật Bản.

Aogashima là một hòn đảo núi lửa trực thuộc Tokyo, Nhật Bản. Xung quanh đảo không có bãi cát mà chỉ có những vách đá cheo leo, gồ ghề. Ở giữa là một miệng núi lửa khổng lồ hõm sâu. Đây chính là nơi sinh sống của khoảng 200 người dân quả cảm.

Ngôi làng mộc mạc của dân đảo Aogashima

Ngôi làng mộc mạc của dân đảo Aogashima.

Nói là quả cảm vì núi lửa trên đảo Aogashima vẫn được coi là đang hoạt động. Trong lần phun trào cuối cùng năm 1785, gần một nửa trong số 327 cư dân lúc bấy giờ đã phải bỏ mạng.

Trong vài chục năm kể từ đó, Aogashima đã trở thành một hòn đảo hoang. Cho đến năm 1824 mới có người quay lại sinh sống.

Núi lửa khổng lồ này vẫn được coi là đang hoạt động

Núi lửa khổng lồ này vẫn được coi là đang hoạt động.

Tới nay đã hơn 200 năm trôi qua, núi lửa trên đảo Aogashima tuy không còn lộng hành nhưng vẫn còn thoi thóp chưa ngỏm hẳn. Đứng ở trên đảo, bạn vẫn có thể nhìn thấy khói bay ra từ núi lửa. Tóm lại là vẫn có nguy cơ phun trào bất cứ lúc nào.

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ về núi lửa, cư dân trên đảo còn gặp nhiều bất tiện trong việc đi lại. Địa hình đặc biệt bốn xung quanh khiến thuyền bè không thể tự do neo đậu mà chỉ có thể dừng ở một nơi được xây dựng đặc biệt.

Tuy nhiên, muốn đi ra chỗ thuyền cũng là cả một vấn đề. Các vách đá bao bọc quanh ngôi làng quá cao, chỗ thấp nhất cũng đã 50m và cao nhất là 200m. Nếu có thiên tai bộc phát, người dân không thể nhanh chóng di tản bằng thuyền.

Địa hình đặc biệt khiến dân đảo khó lòng sử dụng thuyền

Địa hình đặc biệt khiến dân đảo khó lòng sử dụng thuyền.

Nhưng trong cái rủi lại có cái may, không có thuyền nhưng lại có hẳn máy bay. Với trình khoa học kỹ thuật của Nhật Bản, việc xây sân bay trên đảo là chuyện dễ như trở bàn tay. Dân đảo Aogashima nay đã có thể đáp trực thăng đi muôn nơi, trong khi dân đảo khác phải chèo thuyền hùng hục.

Bãi đáp trực thăng ngay trong miệng núi lửa

Bãi đáp trực thăng ngay trong miệng núi lửa.

Cho những ai chưa nhận ra đây là gì thì nó là khu vực phòng chờ dành cho hành khách

Cho những ai chưa nhận ra đây là gì thì nó là khu vực phòng chờ dành cho hành khách.

Trước giờ cất cánh sẽ có nhân viên tới hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho bạn

Trước giờ cất cánh sẽ có nhân viên tới hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho bạn.

Người dân trên đảo Aogoshima di chuyển bằng phương tiện sang chảnh này đây

Người dân trên đảo Aogoshima di chuyển bằng phương tiện sang chảnh này đây.

Ngoài ra, việc sinh sống trên đảo tuy nguy hiểm và thiếu thốn nhưng bù lại, người dân sẽ được ngâm suối khoáng nóng trong miệng núi lửa miễn phí.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.