ẤM ÁP DƯỚI MÁI NHÀ EVNGENCO1:

Bài 2: “Niềm vui kép” ở Thủy điện Sông Tranh 2

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Công ty Thủy điện Sông Tranh luôn triển khai tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo môi trường và góp phần nâng cao đời sống cho người dân, học sinh.

Công ty Thủy điện Sông Tranh hỗ trợ kinh phí tặng đồng phục cho các cháu mầm non.
Công ty Thủy điện Sông Tranh hỗ trợ kinh phí tặng đồng phục cho các cháu mầm non.

Thủy điện Sông Tranh 2 là một tổ hợp các công trình gồm hồ chứa nước và nhà máy phát điện trên sông Tranh, một nhánh sông thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất lắp máy 190 MW gồm 2 tổ máy, sản lượng điện trung bình hàng năm 679,6 triệu KWh, công trình có vốn đầu tư 5.194 tỷ đồng.

Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2006, và bắt đầu phát điện đầu tiên từ ngày 19/12/2010.

Niềm vui lớn của của Tổng Công ty phát điện 1 là vận hành an toàn hồ đập phục vụ các kế hoạch phát điện, cấp nước cho hạ du. Nhưng có những niềm vui mà chính lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam, chính quyền các địa phương có nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 hoạt động đã thừa nhận, Thủy điện Sông Tranh 2 đã mang lại nhiều giá trị, có nhiều đóng góp lớn trong việc nâng cao đời sống cho nhân dân.

"Thắp sáng ước mơ" cho học sinh vùng cao

Những năm qua, Công ty Thủy điện Sông Tranh (thuộc Tổng Công ty phát điện 1) triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội hướng đến học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam – nơi đang thực hiện dự án.

Bao lâu nay, tai nạn đuối nước luôn là mối nguy hiểm chực chờ đối với học sinh, nhất là các em ở địa bàn miền núi. Trong khi đó, nhiều trường học không có kinh phí xây dựng bể bơi để dạy cho học sinh, giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Do đó, việc có bể tập bơi luôn là niềm mong ước đối với các em vùng cao, trong đó có học sinh trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam). Ngôi trường này có khoảng 300 học sinh theo học.

Qua quá trình khảo sát, Công ty thủy điện Sông Tranh phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Nam trao tặng bể bơi di động cho trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Cuối tháng 9/2022, công trình bể bơi di động được hoàn thành tặng cho nhà trường đưa vào sử dụng với tổng giá trị khoảng 100 triệu đồng.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) được hỗ trợ bể bơi di động.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) được hỗ trợ bể bơi di động.

Trong niềm vui ngày tiếp nhận bể bơi, thầy giáo Nguyễn Bá Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân bày tỏ, đây là món quà rất thiết thực giúp cho 300 học sinh nhà trường được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng bơi lội góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước.

Đại diện lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh trao kinh phí hỗ trợ nhà trường.
Đại diện lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh trao kinh phí hỗ trợ nhà trường.

Lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh cho biết, món quà là tấm lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên - người lao động Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) nhằm hỗ trợ việc dạy bơi, góp phần phòng tránh đuối nước cho các em học sinh trong khu vực.

Được biết, hoạt động trên nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Trung ương Đoàn và EVN giai đoạn 2022 - 2026. Theo đó phía EVN sẽ trang bị 5 bể bơi di động cho 5 trường học tại một số khu vực có nhà máy thủy điện. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân là ngôi trường đầu tiên tiếp nhận món quà ý nghĩa này.

Cùng với hỗ trợ các công trình phục vụ dạy học, Công ty Thủy điện Sông Tranh cũng hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị dạy học và ba lô, sách vở... cho học sinh các trường trong vùng dự án hoạt động.

Đầu tháng 11/2023 vừa qua, Công ty Thủy điện Sông Tranh trao gần 100 triệu đồng cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lê Hồng Phong (thuộc xã Trà Đốc), Trường Mẫu giáo Phong Lan (xã Trà Tập), Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Trà Tân), cùng đóng chân trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Công ty Thủy điện Sông Tranh trao tặng dụng cụ học tập đến học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lê Hồng Phong, xã Trà Đốc.
Công ty Thủy điện Sông Tranh trao tặng dụng cụ học tập đến học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lê Hồng Phong, xã Trà Đốc.

Thầy giáo Lê Văn Trà, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lê Hồng Phong chia sẻ, trường có gần 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong, M'nông, Xê Đăng thuộc diện di dời, tái định cư dự án thủy điện Sông Tranh 2. Hầu hết các em đều có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

“Số tiền hỗ trợ của Công ty Thủy điện Sông Tranh là món quà ý nghĩa để nhà trường kịp thời mua sắm trang thiết bị dạy học và ba lô, sách vở, bóng đá… phục vụ cho học sinh bán trú”, thầy Trà chia sẻ.

Còn tại Trường Mẫu giáo Phong Lan, món quà công ty hỗ trợ được sử dụng để mua sắm, trang bị đồng phục truyền thống cho các cháu mầm non.

Các cháu mầm non Trường Mẫu giáo Phong Lan trong bộ trang phục truyền thống.
Các cháu mầm non Trường Mẫu giáo Phong Lan trong bộ trang phục truyền thống.

Trước đó, công ty cũng đã hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cho thầy trò Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, xã Trà Tân. Tổng số tiền các đợt hỗ trợ trường học lần này khoảng 100 triệu đồng.

Cuối tháng 2/2024, tại xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), Công ty Thủy điện Sông Tranh (Tổng Công ty Phát điện 1) phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Công ty Thủy điện Sông Tranh và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã trao tặng 40 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Công ty Thủy điện Sông Tranh và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã trao tặng 40 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Tại đây, Công ty Thủy điện Sông Tranh và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã trao tặng 40 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Trước đó, Tổng Công ty Phát điện 1 và Công ty Thủy điện Sông Tranh trao 100 bộ máy vi tính để bàn giao cho 10 trường học thuộc các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Phú Ninh, Quế Sơn và Thăng Bình - những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai. Mỗi trường nhận 10 máy tính để bàn cùng các phụ kiện đi kèm nhằm phục vụ giảng dạy. Tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Công tác an sinh xã hội là một trong những chủ trương lớn của Tổng công ty Phát điện 1 nói chung và Công ty Thủy điện Sông Tranh nói riêng.
Công tác an sinh xã hội là một trong những chủ trương lớn của Tổng công ty Phát điện 1 nói chung và Công ty Thủy điện Sông Tranh nói riêng.

Hoạt động này thuộc chương trình “Chung tay hướng về miền Trung bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lụt năm 2020” của Tổng Công ty Phát điện 1 và Công ty Thủy điện Sông Tranh.

Giải quyết bài toán sinh kế cho người dân

Ông Trần Nam Trung, Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết: ngoài nhiệm vụ chính quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, Công ty Thủy điện Sông Tranh còn được ban lãnh đạo EVNGENCO1 giao nhiệm vụ hết sức quan trọng khác, thể hiện vai trò, cam kết của doanh nghiệp về công tác an sinh xã hội, đảm bảo môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người dân, từng bước góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án.

Đều đặn 9 năm qua, Thủy điện Sông Tranh 2 đã tiến hành thả cá giống vào lòng hồ, tạo sinh kế bền vững cho người dân, bổ sung đa dạng sinh học khu vực Lòng hồ. Tính đến nay, qua 9 đợt thả, số lượng cá đã thả xuống lòng hồ là 750.000 con, trị giá gần 500 triệu đồng. Đợt mới nhất, ngày 29/2/2024, Công ty Thủy điện Sông Tranh phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My tổ chức thả 100.000 con cá giống loại lớn xuống lòng hồ gồm cá Trắm cỏ và cá Mè.

Công ty Thủy điện Sông Tranh phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My tổ chức thả 100.000 con cá giống loại lớn xuống lòng hồ ngày 29/2/2024.

Công ty Thủy điện Sông Tranh phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My tổ chức thả 100.000 con cá giống loại lớn xuống lòng hồ ngày 29/2/2024.

Qua theo dõi việc đánh bắt của nhân dân nhiều năm qua, hiệu quả của hoạt động đã ngày càng thể hiện rõ rệt khi sản lượng đánh bắt được của nhân dân khu vực lòng hồ ngày càng tăng, đặc biệt là các loại cá mè, cá trắm. Một lượng lớn cá sau thời gian thả đã phát triển tốt, với trọng lượng lên đến hàng chục kg/con. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, nhiều người đã xây dựng được nhà ở kiên cố và sắm được nhiều tài sản đắt tiền như ô tô, xe tải.

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My rất vui với chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản này của Thủy điện Sông Tranh 2. "Trong những năm qua, việc thả cá giống vào lòng hồ, tạo sinh kế bền vững cho người dân, bổ sung đa dạng sinh học khu vực Lòng hồ đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương lớn của Tỉnh Quảng Nam trong việc tạo sinh kế cho người dân khu vực các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh. Nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo bằng việc khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Phóng viên báo DG&TĐ thăm “đại bản doanh” Công ty thủy điện Sông Tranh 2

Phóng viên báo DG&TĐ thăm “đại bản doanh” Công ty thủy điện Sông Tranh 2

Đặc biệt, theo ông Tuấn, chương trình thả cá giống của Công ty Thủy điện Sông Tranh góp phần bổ sung đa dạng sinh học tại khu vực hồ thủy điện Sông Tranh cũng, có ý nghĩa góp phần hưởng ứng Đề án Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Từ khi đưa vào vận hành đến nay, tổng sản lượng điện Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 đã sản xuất và cung cấp lên lưới điện Quốc gia là 8,1 tỷ kWh và tổng doanh thu bán điện đạt 9.000 tỷ đồng. Năm 2023, sản lượng điện đạt là 728,33 triệu kWh (Đây là lần thứ 4 nhà máy vượt sản lượng thiết kế và 3 năm liên tiếp vượt thiết kế kể từ khi nhà máy vào vận hành; Lần thứ nhất - năm 2017: 830 triệu kWh; Lần thứ hai-năm 2021: 691 triệu kWh và Lần thứ ba - năm 2022: 885 triệu kWh ). Đồng thời đảm bảo thực hiện việc tích nước cuối mùa lũ phục vụ kế hoạch phát điện và cấp nước cho hạ du năm 2024.

Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước 1.376 tỷ đồng. Trong đó thuế VAT là 518 tỷ đồng; Thuế tài nguyên nước 564 tỷ đồng; Phí môi trường rừng 226 tỷ đồng; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là 51 tỷ đồng và Thuế thu nhập cá nhân là 17 tỷ đồng.

Công tác vận hành điều tiết hồ chứa luôn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định, đáp ứng nhu cầu cấp nước tưới tiêu, đẩy mặn cho hạ du các địa phương trong mùa kiệt và cắt giảm một phần hoặc toàn bộ đỉnh lũ, làm chậm quá trình lũ về trong mùa lũ, góp phần phòng chống và giảm nhẹ tác động của thiên tai cho hạ du.

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.