Bác sĩ về hưu và tấm lòng nhân ái dành cho các F0 điều trị tại nhà

GD&TĐ - Hơn 1 tháng nay khi đại dịch bùng phát ở quận mình sống, tôi và con gái mỗi ngày gần như chỉ ngủ 2-3 tiếng, còn lại dành thời gian để hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà.

Bà Trần Thị Tâm – một bác sĩ đã về hưu sống ở quận 7. Bà từng là bác sĩ đa khoa tại bệnh viện Nhà Bè của TP. HCM. Ảnh NVCC.
Bà Trần Thị Tâm – một bác sĩ đã về hưu sống ở quận 7. Bà từng là bác sĩ đa khoa tại bệnh viện Nhà Bè của TP. HCM. Ảnh NVCC.

Đó là chia sẻ của  bà Trần Thị Tâm – một bác sĩ đã về hưu sống ở quận 7. Bà từng là bác sĩ đa khoa tại bệnh viện Nhà Bè - TP. HCM.

Mỗi ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng

Trò chuyện cùng bà, tôi được biết, ngay khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh và quận 7 là một trong những tâm điểm của dịch, số ca bệnh ngày một nhiều, đa phần những người mắc là công nhân, người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, khi biết bà Tâm từng là một bác sĩ, người dân đã gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ của bà trong lúc cấp bách.

Bà Tâm kể lại: “Tôi nhớ, hôm đó là một ngày đầu tháng 7, trời khá muộn tôi nhận được 4-5 cuộc điện thoại khác nhau của người dân ở nơi mình sống nhờ tư vấn vì bị mắc Covid-19. Lúc đó họ rất hoang mang, lo lắng thậm chí là hoảng loạn”.

“Thế rồi, để trấn an họ tôi đã hướng dẫn họ làm theo các bước quy định của Bộ Y tế như: sát khuẩn, giữ khoảng cách, cách ly những người trong nhà bị nhiễm một phòng riêng, cần làm gì để không lây nhiễm cho nhau”, bà Tâm nói.

Từ những việc thực tế đó, bà Tâm cùng con gái đang học Y năm thứ 3 quyết định sẽ tham gia vào công việc hỗ trợ, tư vấn cho các bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại nhà.

Từ ngày bùng phát dịch tại nơi gần mình sống, sáng nào hai mẹ con bà Tâm cũng dậy từ 5h sáng, tranh thủ làm mọi việc cá nhân cho bản thân. Đến 7h, bắt tay vào công việc hỗ trợ những bệnh nhân mắc Covid-19 bằng cách tư vấn trực tuyến như: Hướng dẫn cách dùng các loại thuốc điều trị, tập thở, vận động và đặc biệt là theo dõi diễn biến của bệnh.

Bà Tâm trao tặng đồ bảo hộ từ các tấm lòng hảo tâm gửi đến nhờ bà chuyển. Ảnh NVCC.
Bà Tâm trao tặng đồ bảo hộ từ các tấm lòng hảo tâm gửi đến nhờ bà chuyển. Ảnh NVCC.

Đối với những bệnh nhân nặng, bà thường lưu ý lại để nắm rõ được tình trạng của họ liệu có trở nặng hay không? Nếu không chuyển biến mà trở nặng hơn bà sẽ chuyển số điện thoại của trung tâm y tế gần nhất nơi bệnh nhân đang sống để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ y tế.

“Vì đa phần bệnh nhân cần hỗ trợ lại nằm trong tâm dịch, bị cách ly nên rất khó thể vào trực tiếp, nên khi nhận được điện thoại, tôi cố gắng hỏi họ càng chi tiết càng tốt để nắm được rõ tình trạng, đồng thời tư vấn cách điều trị điều trị tốt nhất”, bà Tâm nói.

Vốn là một bác sĩ đa khoa của bệnh viện Nhà Bè (quận Nhà Bè, TP. HCM), bởi vậy người dân nơi đây biết đến bà rất nhiều. Đến khi đại dịch bùng phát, số điện thoại của bà được truyền tay nhau. Cũng chính từ đó, nhiều người F0 đã khỏi bệnh nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của bà Tâm.

Không chỉ vậy, để hỗ trợ cũng như giảm quá tải cho trung tâm tư vấn hỗ trợ bệnh nhân điều trị tại nhà, bà Tâm đã tham gia vào tổ tư vấn hướng dẫn điều trị Covid thầy Tâm Thành (thầy là bác sĩ, giảng viên Trường  Y Sài Gòn – PV). Khi Tổng đài hỗ trợ phòng, chống Covid-19 1900 638 090 do Trung tâm công tác xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam  thuộc Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập, bà Tâm đã xung phong vào đội để làm tình nguyện viên tư vấn, hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị F0 tại nhà.

Những tin nhắn báo khỏi bệnh hay nhận được quà hỗ trợ gửi đến bà chính là động lực. Ảnh NVCC.
Những tin nhắn báo khỏi bệnh hay nhận được quà hỗ trợ gửi đến bà chính là động lực. Ảnh NVCC.

Rơi nước mắt vì nhận được tin nhắn khỏi bệnh

Bà Tâm chia sẻ, những người mắc Covid-19 điều trị tại nhà đa phần là những người không có triệu chứng, bởi vậy khi họ phát hiện họ rất hoảng loạn, mất bình tĩnh, lo lắng. Nhiều người thậm chí bỏ ăn, bỏ uống, mất ngủ, suy nghĩ tiêu cực. Thế nhưng khi nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ họ bình tâm trở lại, họ cũng tự tin hơn khi xử lý các tình huống”.

Bà  Tâm nhớ lại: “Một lần, khoảng 10h đêm, tôi có tiếp nhận một cuộc điện thoại của một gia đình ở Tân Bình, trong nhà có 20 người, nhưng có đến 8 người bị mắc Covid. Cô ơi phải làm sao, có thể giúp được con không, con không biết làm thế nào cả. Tôi thực sự bất ngờ, giật mình và thương. Bởi gia đình quá đông người”.

Lấy lại bình tĩnh, tôi trấn an cho cô bé đang gọi điện đến, hướng dẫn cô chọn những căn phòng có điều kiện đầy đủ nhất như có nhà vệ sinh khép kín, cửa sổ thông thoáng thì bố trí cho những người mắc Covid-19 ngay lập tức cách ly. Còn những người còn lại, nếu có phòng riêng thì bố trí 1 người 1 phòng, còn không thì bố trí 2 người một phòng. Thực hiện khử khuẩn toàn bộ nhà để đảm bảo không có lây nhiễm.....Ngay lập tức cô bé đã làm theo hướng dẫn của tôi.

Ngay khi tổng đài 1900 638 090 hỗ trợ phòng, chống Covid-19 được thành lập, bà Tâm cũng tham gia vào làm tình nguyện viên.
Ngay khi tổng đài 1900 638 090 hỗ trợ phòng, chống Covid-19 được thành lập, bà Tâm cũng tham gia vào làm tình nguyện viên.

“Đối với những gia đình đặc biệt như thế này tôi khá lưu ý, mấy hôm sau khi tôi nhận được điện thoại cũng cô bé đó được biết một số người mắc Covid-19 có dấu hiệu tốt lên hơn rồi. Tuy nhiên trong số 12 người âm tính cũng có thêm người mắc nhưng lần này họ đã chủ động được hơn, bình tĩnh xử lý mọi tình huống hơn. Và 1 tuần sau, gọi lại thì gia đình  những người bị nhiễm đã hết biểu hiện ho, sốt và vượt qua được giai đoạn khó khăn, tôi gần như đã bật khóc, cảm động vô cùng”, bà Tâm bùi ngùi tâm sự.

Khi bắt dịch bùng phát ở quận mình sống đến nay đã hơn 1 tháng, số lượng bệnh nhân F0 điều trị tại nhà được bà Tâm hướng dẫn khỏi bệnh rất nhiều. Gần như tuần nào bà cũng nhận được tin nhắn hay cuộc gọi báo đã khỏi bệnh.

Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân F0 tại nhà, bà Tâm còn kêu gọi bạn bè của mình hỗ trợ thiết bị y tế như: khẩu trang, đồ bảo hộ, găng tay, nước sát khuẩn, kính chống giọt bắn cho đồng nghiệp, máy lọc nước cho 3 bệnh viện ở tâm dịch quận 7, quận 4, Nhà Bè.

Bên cạnh đó, nơi bà sống lượng công nhân, lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch. Đặc biệt, những ngày sống trong vùng cách ly họ thiếu thốn nhiều nhất là lương thực, thực phẩm. Bà đã kêu gọi bạn bè, người thân của mình ở phương xa hỗ trợ lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho người dân vùng dịch.

Không suy nghĩ về những rũi ro có thể xây đến

Dẫu đã về hưu, nhưng khi đại dịch bùng phát bà Tâm không ngần ngại khoác lên mình tấm áo Blouse để trực tiếp tham gia chống dịch. Ảnh NVCC.
Dẫu đã về hưu, nhưng khi đại dịch bùng phát bà Tâm không ngần ngại khoác lên mình tấm áo Blouse để trực tiếp tham gia chống dịch. Ảnh NVCC.

Khi hỏi về việc bà có lo lắng khi mình đi hỗ trợ chống dịch như thế nào không may bị nhiễm Covid-19 thì sao, bà Tâm cười hiền: “Mình là bác sĩ nên mình biết những nguy cơ, rũi ro có thể xẩy ra, nhưng mình không hề lo lắng”.

Bà Tâm cũng nói thêm, khi Tổ quốc rơi vào lâm nguy, đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì giúp mình mà hãy hỏi mình đã làm gì giúp Tổ Quốc lúc này. Hiện nay, rất nhiều đồng nghiệp, y bác sĩ, sinh viên ngành Y đã chống dịch từ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội mấy tháng ròng rã, sau đó họ tiếp tục vào TP Hồ Chí Minh để chống dịch tiếp. Họ chưa có ngày hẹn về nhà, thì từng này sức của mình chưa là gì so với những cống hiến của họ đó là động lực cho mình.

“Bởi vậy, mình và con gái cùng nhau nói không cần biết mình đang ở đâu, chỉ cần mình góp sức nhỏ vào trong cuộc chiến này thì ngày chiến thắng sẽ đến gần hơn, số người nhanh khỏi bệnh sẽ ngày một tăng là vui rồi”, bà Tâm nói.

Đồng thời, bà Tâm cũng xung phong kêu gọi các đồng nghiệp về hưu tham gia chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bà Tâm cũng nói thêm, trong cuộc chiến với covid-19, đã có những y bác sĩ, những tình nguyện viên họ đã nằm xuống rất đang trân trọng, càng thôi thúc tôi cố gắng và nỗ lực hơn nữa”.

Ròng rã hơn 1 tháng qua, gần như bà Tâm và con gái ngày nào cũng 11h mới về đến nhà. Thời gian ngủ chỉ từ 2-3 giờ đồng hồ. Có những ngày, số bệnh nhân cần giúp đỡ đông quá, 12h đêm bà còn miệt mài tư vấn, hướng dẫn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.