Bác sĩ chỉ ra 12 điểm cần lưu ý để hạn chế lây nhiễm virus corona

Bác sĩ chỉ ra 12 điểm cần lưu ý để hạn chế lây nhiễm virus corona

Hiện nay, dịch viêm phổi cấp do virus corona (2019 nCoV) gây ra đang có chiều hướng phát triển mạnh. Số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh ngày một tăng. Tính đến hôm nay (31/1), 9807 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, trong đó có 231 trường hợp đã tử vong.

Việt Nam ghi nhận 5 trường hợp dương tính với virus corona, trong đó có 2 công dân Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi) và 3 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán.

Trước tình hình bệnh dịch corona lây lan nhanh với mức độ nguy hiểm như hiện nay, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra 12 điểm lưu ý để hạn chế lây nhiễm virus corona:

1. Rửa tay thường xuyên

Người dân cần rửa tay thường xuyên sau bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn tay nhanh để hạn chế vi khuẩn lây lan trong các hoạt động hàng ngày.

2. Mở cửa bằng khuỷu tay

Khi đến các nơi công cộng hoặc nhà vệ sinh, chúng ta nên sử khuỷu tay để mở cửa. Trong trường hợp cánh cửa cần phải mở bằng tay nắm cửa, hãy sử dụng một tờ giấy ăn, giấy vệ sinh sạch để cầm vào tay nắm mở cửa. Sau đó, hãy vứt bỏ tờ giấy vào thùng rác có nắp đậy.

Nếu không có giấy ăn, sau khi vặn tay nắm cửa ra ngoài, chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay.

3. Hạn chế đến chỗ đông người

Những khu vực đông người thường khó lưu thông không khí dẫn tới việc dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, các vật dụng, bề mặt tại nơi công cộng bị rất nhiều người tiếp xúc, có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Do đó, nên hạn chế đến những nơi đông người.

4. Ở không gian đông người, đứng sát, không khí không lưu thông (thang máy, nhà ga, toa tàu...) nên mặc áo quần kín, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc, nói chuyện.

Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi đông người hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách mặc quần áo kín, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và nói chuyện với người khác. Nên giữ khoảng cách ít cách ít nhất 0,5-1m với người khác.

5. Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày (điện thoại, máy tính, bàn làm việc, giày dép...).

6. Sử dụng khẩu trang 3 lớp khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người. Đã tháo khẩu trang là không dùng lại.

Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo khẩu trang. Tháo khẩu trang bằng cách dùng tay cầm vào hai bên dây đeo khẩu trang. Khẩu trang chỉ nên dùng 1 lần và vứt vào thùng rác ngay sau khi sử dụng.

7. Hạn chế tối đa sờ tay lên mặt.

Tay là con đường lây nhiễm vi khuẩn phổ biến nhất. Vi khuẩn có thể dễ dàng từ tay xâm nhập vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai. Do đó, nên hạn chế sờ tay lên mặt và thường xuyên rửa tay.

8. Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc pha nước muối.

Nên súc miệng ít nhất 3 lần/ngày: sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau khi đi làm về hoặc sau khi đến những chỗ đông người.

9. Lưu ý khi ho, khạc, hắt hơi.

Dùng khăn giấy che miệng khi ho, khạc, hắt hơi. Nên ho, khạc trong nhà vệ sinh (khạc nhổ vào bồn cầu). Giấy lau sau khi sử dụng phải được vứt vào thùng rác có nắp đậy.

Sau đó, phải rửa tay với xà phòng sát khuẩn hoặc nước sát khuẩn.

10. Không gắp thức ăn cho người khác.

11. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng, mũi và bàn tay chân. Khi ngủ nên để nhiệt độ trên 25 độ C, tốt nhất là 27 độ C.

12. Chỉ sử dụng các thực phẩm chín kĩ. Trong thời điểm này, tuyệt đối không mua và giết mổ bất cứ động vật sống nào.

TheoKhoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...