Bắc Ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng

GD&TĐ - Sau 27 năm tái lập, quy mô kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng nhanh, trở thành một trong 4 cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô.

Một góc TP. Bắc Ninh
Một góc TP. Bắc Ninh

Khi mới tái lập tỉnh năm 1997, Bắc Ninh là tỉnh thuần nông, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành (GDRP) chỉ đạt 2.020 tỷ đồng. Năm 2023, GRDP toàn tỉnh đạt mức 220.222 tỷ đồng, xếp 4/11 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (tăng 4 bậc so với năm 1997) và xếp thứ 9 cả nước; 9 tháng đầu năm 2024, GRDP ước thực hiện 5,52%; ước GRDP cả năm 2024 tăng từ 5 - 6,5% so với năm 2023.

Với việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế qua các năm (đặc biệt giai đoạn 1997-2022 đạt mức tăng trưởng khoảng 13%/năm), Bắc Ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của cả nước.

Năm 1997, cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45%; công nghiệp và xây dựng chiếm 23,8%; dịch vụ chiếm 31,2%. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI thuộc các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành công nghiệp đã góp phần đưa khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh về quy mô và đóng góp lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Đến năm 2024, ngành công nghiệp - xây dựng đóng vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao: công nghiệp - xây dựng chiếm 70,7%; dịch vụ chiếm 22,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.