Bạc Liêu họp khẩn khắc phục tình trạng sạt lở đê

GD&TĐ - Ngày 6/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp khẩn về tình hình sạt lở tuyến đê biển Đông đi qua địa bàn.

Bạc Liêu họp khẩn khắc phục tình trạng sạt lở đê

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bạc Liêu, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa tập trung, kết hợp các đợt gió mạnh trên biển đã làm sạt lở khoảng 100m đê biển Đông thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu (đoạn giáp ranh 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng).

Sạt lở gây mất an toàn, ổn định đê, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân sống trong đê.

Dự báo của ngành chuyên môn, từ đây đến mùa gió chướng (tháng 10 đến tháng 12/2024), thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng sạt lở sẽ còn tiếp diễn và nghiêm trọng hơn. Nếu không có giải pháp khắc phục, nguy cơ vỡ đê rất cao.

sat lo de bac lieu 6.jpg
Sạt lở phá hủy đai rừng phòng hộ bảo vệ đê
sat lo de bac lieu 5.jpg
Nhiều vị trí sạt lở sâu vào thân đê.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất ban bố tình huống khẩn cấp đoạn đê sạt lở giáp ranh tỉnh Sóc Trăng, đồng thời giao Ban Quản lý dự án công trình nông nghiệp làm chủ đầu tư và chỉ định thầu khẩn trương xây dựng đoạn đê biển bị sạt lở.

“Chọn nhà thầu phải có đủ năng lực, điều kiện và kinh nghiệm làm chắn sóng bảo vệ đê biển. Tỉnh giao tiền, giao quyền phải có trách nhiệm làm tốt, tránh tình trạng làm xong được vài tháng lại sạt lở ngay chỗ đó. Nếu xảy ra phải chịu trách nhiệm”, ông Thiều nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát lại tất cả các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở để chủ động các giải pháp ứng phó, không để ảnh hưởng đời sống của Nhân dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.