'Bà trùm’ buôn lậu Mười Tường bị phạt 23 năm tù trong vụ buôn lậu 51kg vàng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - "Bà trùm" buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường) bị tuyên phạt 23 năm tù vì có vai trò quan trọng nhất trong vụ buôn lậu 51kg vàng.

Phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu 51kg vàng.
Phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu 51kg vàng.

Chiều 13/8, TAND tỉnh An Giang đã tuyên án đối với "bà trùm” Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, SN 1969; ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) và 24 đồng phạm trong vụ án buôn lậu 51kg vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Bị cáo Mười Tường bị tuyên phạt 23 năm tù.

Bị cáo Mười Tường bị tuyên phạt 23 năm tù.

Bị cáo Hạnh bị phạt 16 năm tù về tội buôn lậu và 7 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng mức hình phạt 23 năm tù.

Bị cáo Phạm Tấn Lộc và Mai Thị Ngọc Phấn bị tuyên mức án lần lượt là 13 năm và 10 năm tù cũng với tội danh buôn lậu và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Các bị cáo là chủ tiệm vàng bị tuyên phạt tội buôn lậu, gồm: Trương Thái Nguyên 10 năm tù; Trần Thị Thảo Trang 10 năm tù; Nguyễn Thị Tuyết Vân 8 năm tù; Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa 7 năm tù.

Riêng các “đàn em” của Mười Tường bị tuyên phạt từ 7 - 12 năm tù.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án.

Theo cáo trạng, trưa 30/10/2020, Công an tỉnh An Giang phát hiện một phương tiện thủy khả nghi chạy từ hướng Campuchia cặp vào bờ thuộc TP Châu Đốc.

4 người sau đó xuất hiện đưa 3 gói nilon lên bờ, khi công an tới thì họ bỏ chạy.

Kiểm tra các gói nilon, công an phát hiện bên trong chứa gần 51kg vàng nguyên liệu 99,99%.

Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Dương Công Cường cùng nhiều chủ tiệm vàng có thỏa thuận chuyển USD từ Việt Nam sang Campuchia và mua vàng của Tuốt, Hía, Pha Na (sinh sống tại Campuchia) chuyển về Việt Nam.

Tuốt, Hía, Pha Na thuê Hạnh vận chuyển tiền USD, vàng giao cho các đồng phạm.

Để vận chuyển USD, vàng qua lại biên giới, Hạnh thuê và phân công nhiều người thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.