Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi nhiều tỷ đồng nâng cao năng lực giáo viên Tiếng Anh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai dạy học tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013 – 2016, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2025.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi nhiều tỷ đồng nâng cao năng lực giáo viên Tiếng Anh

Theo kế hoạch này, giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025, tỉnh tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới;

Tiếp tục triển khai Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm. Đầu tư hiệu quả trang thiết bị, phần mềm, học liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ;

Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo điều kiện xã hội hóa việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ;

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 trong giai đoạn mới;

Dạy và học ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án NNQG 2020. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra đánh giá, chú trọng vào kỹ năng.

Dự trù kinh phí: Chi cho các trường phổ thông điển hình/ 1 năm về đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ 300 triệu đồng (Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, nếu có).

Chi cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên tiếng Anh, phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra đánh giá: bình quân 15 triệu đồng/ người/ khóa bồi dưỡng 3 tỷ/200 giáo viên/năm (Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, nếu có).

Chi cho việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghe, nói, giao tiếp cho giáo viên. Kinh phí tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng theo lộ trình (cho 850 giáo viên, mỗi lớp tối đa 25 học viên): 150 triệu đồng/lớp.

Chi cho việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên hàng năm: 60 triệu đồng/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Chi cho đánh giá năng lực ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra cho học sinh học tiếng Anh chương trình 10 năm theo Đề án NNQG 2020: 200 triệu đồng/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Chi cho tổ chức Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE), Olympic “Tài năng tiếng Anh” (OTE), và Olympic tiếng Anh trực tuyến thông minh (OSE): 200 triệu đồng/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Chi cho tổ chức Festival tiếng Anh cấp tỉnh của 3 cấp: 180 triệu đồng/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Chi cho xây dựng nguồn học liệu, ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra, đề thi dùng chung cho tất cả cấp khối lớp trong toàn tỉnh: 200 triệu đồng/ năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Hỗ trợ cho các trường đăng ký xây đăng ký xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ khi không có nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia: 200 triệu đồng/ trường/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Đầu tư trang thiết bị, phần mềm, học phần, học liệu (nếu cần thiết): 1 tỷ/năm (nguồn ngân sách của tỉnh).

Nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu quốc gia, huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác từ tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ