Avenger Mỹ nhìn Su-34 bay qua căn cứ hàng ngày

GD&TĐ -Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ xác nhận, máy bay chiến đấu Su-34 Nga bay qua căn cứ Al-Tanf của Mỹ đông nam Syria gần như mỗi ngày.

Lực lượng Mỹ tại căn cứ Al-Tanf.
Lực lượng Mỹ tại căn cứ Al-Tanf.

Thông tin được Trung tướng Alexus Grynkewich, chỉ huy bộ phận không quân phối hợp của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), nói với NBC News hôm 23/3, chiến đấu cơ Nga bay qua Al-Tanf thường xuyên trong tháng 3.

"Máy bay chiến đấu Nga đã xâm phạm vùng trời tại Al-Tanf khoảng 25 lần trong tháng này so với không lần nào trong tháng 2 và 14 lần trong tháng 1/2023.

Trong số những máy bay Nga tiếp cận căn cứ Al-Tanf, cường kích Su-34 xuất hiện nhiều nhất. Trong những chuyến bay đó, Su-34 thường mang theo cả tên lửa đánh chặn và tên lửa đối đất", tướng Alexus Grynkewich nói.

Dù máy bay Nga xuất hiện ở Al-Tanf với số lần nhiều một cách bất thường nhưng theo tướng Mỹ, Moscow không có động cơ nào để tấn công vào căn cứ này. Mặc dù vậy, chúng có thể tăng nguy cơ tính toán sai lầm kiểu như vụ Su-27 với MQ-9 Mỹ trên Biển Đen vừa qua.

Căn cứ Al-Tanf nằm ở phía Nam Syria, được Mỹ thành lập từ năm 2016 trong khuôn khổ chiến dịch do Mỹ dẫn đầu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Căn cứ này nằm ở khu vực chiến lược gần cửa khẩu Tanf của Syria với Iraq và Jordan.

Kể từ đó đến nay, Al-Tanf luôn là mục tiêu bị tấn công của những chiếc máy bay không người lái, đạn phản lực bí ẩn. Đây chính là nguyên nhân khiến CENTCOM triển khai hệ thống phòng không Avenger tại căn cứ quân sự này hồi đầu năm 2021.

Avenger là hệ thống phòng không tầm ngắn gồm hai bệ phóng, mỗi bệ được trang bị 4 tên lửa vác vai FIM-92 Stinger và một súng máy M3P cỡ nòng 12,7mm. Bệ phóng thường đặt trên khung gầm xe đa dụng Humvee, nhưng cũng có thể bố trí ở trận địa cố định hoặc trên nóc các tòa nhà.

Điều đặc biệt là tại Al-Tanf, Mỹ đã triển khai cả 2 phiên bản của Avenger để tăng cường khả năng đánh chặn. Để hoàn thành nhiệm vụ, Avenger được trang bị camera hồng ngoại, kính ngắm quang học và bộ đo xa laser.

Nó cũng có thể tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ các cảm biến bên ngoài như radar AN/MPQ-64 Sentinel thông qua trung tâm điều phối hỏa lực tập trung. CENTCOM hồi năm ngoái cho biết đã ghi nhận hoạt động của nhiều loại UAV gần các căn cứ Al-Tanf.

Điều đặc biệt là kể từ khi Avenger xuất hiện, những cuộc tấn công vào Al-Tanf vẫn không hề giảm. Những cuộc tấn công mới nhất diễn ra hồi tháng 1 và đầu tháng 3/2023 bằng cả UAV và đạn pháo phản lực.

Việc Mỹ xây dựng căn cứ Al-Tanf và chiếm đóng vùng Đông Bắc Syria hiện nay đã làm giảm đi 90% nguồn tài nguyên dầu khí của Damascus, đồng thời tước đi nguồn vốn rất cần thiết của quốc gia này để tái thiết sau cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ.

Khác với cựu Tổng thống Donald Trump, người công khai thừa nhận các lực lượng Mỹ đóng quân ở Syria để giữ dầu mỏ và đã cân nhắc về việc rút quân vào cuối nhiệm kỳ của mình, chính quyền Tổng thống Joe Biden khẳng định quân đội Mỹ chỉ ở Syria để ngăn chặn sự hồi sinh của tổ chức khủng bố IS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.