Giá trị dinh dưỡng
Lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe cao và phổ biến bao gồm mức độ cao của chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ mỗi bát và 21 - 28 % protein.
Rau mầm cũng chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày.
Hợp chất có hại, chẳng hạn như tannin có trong hạt được loại bỏ qua quá trình ngâm nước.
Kiểm soát đường trong máu
Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2.
Tham gia nghiên cứu, những người tiêu thụ 10 gram mầm bông cải xanh mỗi ngày trong 4 tuần cho kết quả mức độ insulin thấp hơn.
Tốt cho tiêu hóa
Hạt ngũ cốc nảy mầm nguyên hạt sẽ làm giảm lượng tinh bột và tăng giá trị dinh dưỡng của hạt. Hạt nảy mầm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng nhẹ như vitamin C, carotenoids và protein so với hạt loại khác nảy mầm.
Theo Đại học Davis (California, Mỹ) hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Cấp độ cao hơn của enzyme amylase trong hạt nảy mầm tốt cho tiêu hóa carbohydrate thành đường. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
Lưu ý
Nguy cơ nhiễm khuẩn từ rau mầm khá cao. Quá trình rau mầm phát triển cũng đồng nghĩa với việc nuôi dưỡng các vi sinh vật. Một số rau mầm của bông cải xanh và củ cải, có bề mặt thô ráp dễ khiến cho vi khuẩn bám vào.
Nên nấu chung rau mầm với các loại thực phẩm khác gồm dấm, tỏi và hành tây có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh rình rập.
Khi trồng rau mầm tại nhà cần lưu ý đến các dụng cụ, hạt giống và nắm vững quá trình nuôi trồng.