Cụ thể: Giám sát việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học, cách ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục học sinh 1 trường/học kỳ theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT;
Dự giờ 5 tiết/học kỳ (có phiếu dự giờ) đối với môn được phân công phụ trách (có thể dự giờ ở cả 5 khối lớp) và có báo cáo kết quả vào cuối học kỳ I, cuối năm học 2017-2018;
Về biên soạn đề kiểm tra: Mỗi thành viên biên soạn 4 đề/năm học đối với môn Tiếng Việt và Toán; 2 đề/năm học đối với môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Dân tộc và Tin học (đề và hướng dẫn chấm).
Các chỉ tiêu khác bao gồm: Giám sát việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học: 1 trường/học kỳ; họp Tổ bộ môn 5 lần/năm học, dưới hình thức hội thảo chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ bộ môn; nắm tình hình mô hình trường học mới VNEN; nắm tình hình và hỗ trợ các trường về công tác truyền thông với các vấn đề xã hội quan tâm như: Mô hình trường học mới, đổi mới chương trình sách giáo khoa, các chủ trương của ngành…
Kế hoạch HĐBM, Tổ bộ môn cấp huyện cần gắn chặt với các mục tiêu của kế hoạch hoạt động HĐBM cấp tỉnh. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm phổ biến kế hoạch hoạt động HĐBM tỉnh, huyện năm học 2017-2018 đến tất cả các trường tiểu học trên địa bàn. Đồng thời, lồng ghép hoạt động HĐBM cấp huyện vào kế hoạch hoạt động của Phòng GD&ĐT năm học 2017-2018. Trong đó, có dự trù kinh phí hoạt động của HĐBM cấp huyện.