Thành tựu mới nhất này đưa Ấn Độ đến gần hơn với Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kì (NASA), Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga. Sự kiện này cũng củng cố thêm vị trí của Ấn Độ trong thị trường không gian toàn cầu.
Trong số 20 vệ tinh được phóng lên lần này, 17 vệ tinh vì mục đích thương mại từ các công ty nhằm giúp hoàn thành tốt các công việc như lấy tín hiệu truyền hình, dự báo thời tiết. Vệ tinh nặng nhất của ISRO 725.5kg mang tên Cartosat-2 là vệ tinh được sử dụng để quan sát Trái đất giống như chương trình Landsat của NASA.
A. S. Kiran Kumar, chủ tịch của ISRO nói với NDTV “Mỗi đối tượng nhỏ được đưa vào không gian sẽ đảm nhận những nhiệm vụ riêng, độc lập với các đối tượng khác và chúng sẽ có một cuộc đời tuyệt vời trong một khoảng thời gian nhất định”.
Phóng vệ tinh vào quỹ đạo là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Các vệ tinh được phóng đi từ đảo Sriharikota phải được đưa vào quỹ đạo ở một khoảng cách chính xác để đảm bảo rằng chúng không va vào nhau.
K. Sivan, giám đốc Trung tâm vũ trụ Vikram Sarabhai nói với T. S. Subramanian từ Hindu rằng “Sau khi mỗi vệ tinh được đưa vào quỹ đạo, tên lửa đầy sẽ được tái định hướng nếu cần thiết và vệ tinh tiếp theo sẽ được đưa vào quỹ đạo với vận tốc khác nhau để đảm bảo được khoảng cách giữa các vệ tinh. Chúng thôi sẽ thực hiện điều này nhằm đảm bảo không có sự va chạm giữa các vệ tinh”.
“Tiếp sau đó, một khoảng cách rất lớn khoảng 3.000 giây, PS-4 (giai đoạn thứ tư) sẽ được tái đốt cháy trong 5 giây. Sau đó nó sẽ lại được tắt trong khoảng 3.000 giây và lại tái đốt cháy trong 5 giây”, Sivan nói tiếp.
Ấn Độ đưa 20 vệ tinh vào quỹ đạo trong một lần phóng, ảnh: ISRO
Việc phóng vệ tinh lần này là một sự kiện lớn đối với ISRO vì đây là lần phóng vệ tinh lớn nhất của cơ quan này, đưa Ấn Độ tiến gần hơn với kỷ lục 29 vệ tinh phóng lên năm 2013 của NASA và 33 vệ tinh năm 2014 của Nga. Điều này còn cho thấy rằng các công ty nước ngoài sẵn sàng trả tiền để ISRO phóng vệ tinh cho họ.
Chuyên gia Ajay Lele, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng New Delhi nói “Ấn Độ đang thu hút những khách hàng tiềm năng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ nhờ vào chi phí hiệu quả và độ tin cậy của nó”.
Thực tế trong tổng số 20 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo mới nhất do ISRO, 13 vệ tinh của các công ty có trụ sở tại Mỹ và các tổ chức bao gồm một công ty do Google sở hữu mang tên Terra Bella. 7 vệ tinh khác ngoại trừ Cartosat-2 là từ Đức, Canada và Indonesia. ISRO không nêu cụ thể mỗi quốc gia sỡ hữu bao nhiêu vệ tinh trong lần phóng này.
Tổng cộng, sứ mệnh mang tên PSLV-C34 đã đưa tổng cộng 1,288kg trọng lượng của 20 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất. Cho dù lịch sử có như thế nào đi nữa, phải thừa nhận rằng có lẽ Ấn Độ đã làm được điều này với chi phí thấp hơn các quốc gia khác và con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ.
Trong vài năm qua, ISRO đã có tiếng là cơ quan tiết kiệm, đặc biệt sau khi các sứ mệnh của họ vẫn thành công bất chấp bị cắt giảm chi phí. Năm 2014, ISRO đã đưa một tên lửa không người lái lên sao Hỏa chỉ với tổng cộng 73 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, sứ mệnh Maven của NASA là ví dụ so sánh gần gũi nhất với sứ mệnh tên lửa của Ấn độ đã tiêu tốn 671 triệu đô la Mỹ.
Phóng tên lửa với giá rẻ không phải là mối quan tâm duy nhất của ISRO. Chỉ mấy tháng trước đây, ISRO đã thử nghiệm một phiên bản của tàu con thoi với hy vọng sẽ đưa được các phi hành gia lên không gian giống như chương trình tàu con thoi mà NASA đã sử dụng.
IRSO đang trở thành một thành viên lớn trong đại gia đình không gian, gia nhập đội ngũ gồm NASA, SpaceX, và Blue Origin. Đây sẽ là một cuộc cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia mong muốn có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực khoa học không gian và vũ trụ.