Afghanit đánh chặn được đạn uranium nghèo

GD&TĐ -Dù đạn uranium nghèo được đánh giá nguy hiểm hàng đầu hiện nay nhưng việc đánh chặn chúng không phải là nhiệm vụ quá khó với Nga.

Nga cảnh báo, Anh sẽ phải trả giá nếu chuyển đạn uranium nghèo cho Ukraine.
Nga cảnh báo, Anh sẽ phải trả giá nếu chuyển đạn uranium nghèo cho Ukraine.

Thông tin được tờ Lenta dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết sau khi Anh tuyên bố sẽ chuyển loại đạn uranium nghèo cùng xe tăng Challenger 2 cho Quân đội Ukraine.

"Với Hệ thống phòng thủ chủ động (APS) Afghanit, xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga có thể đối phó với bất kỳ loại đạn chống tăng tối tân nào dù đó là đạn có chứa uranium nghèo", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Nguồn tin cho biết thêm: "Khi phát triển hệ thống đánh chặn chủ động mới này, nguy cơ đến từ những loại đạn chống tăng hiện nay đều đã được các nhà quân sự Nga tính đến, trong đó có cả đạn có chứa uranium nghèo.

Chúng tôi đã chú trọng nhiều đến khả năng đánh chặn đạn xuyên giáp uranium nghèo được quân đội NATO sử dụng phổ biến. Hiện nay, hệ thống APS tiếp tục được cải tiến, đặc biệt là các thuật toán máy tính điều khiển việc đánh chặn".

Trái tim của hệ thống APS là radar mảng pha điện tử chủ động do Cục Thiết kế Tula phát triển. Hệ thống này có thể đánh chặn hiệu quả những quả đạn bay ở vận tốc 1,5-2km/s hoặc nhanh hơn và được trang bị trên tăng chủ lực T-14 Armata, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata.

Chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho rằng, nếu thông tin này là chính xác, hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit của Nga sẽ tạo ra bước ngoặt có thể thay đổi cuộc chơi trong chiến tranh cơ giới hiện đại.

"Nếu Nga thực sự có bước đột phá trong việc đánh bại đạn uranium nghèo, bộ binh phương Tây có thể phải đối mặt với một vấn đề rất nghiêm trọng bởi ngoài T-14 và T-15, nếu cần Afghanit cũng có thể được Nga tích hợp lên cả T-90M", Dave Majumdar viết.

Hôm 21/3, Thứ trưởng Quốc phòng Anh, Annabel Goldie cho biết, loại siêu đạn Uranium nghèo sẽ được trang bị cho những chiếc xe tăng Challenger 2 chuyển cho Quân đội Ukraine trong thời gian tới.

Ngay sau đó, Tổng thống Nga Putin đã lên án kế hoạch của Anh gửi vũ khí làm từ uranium nghèo như vậy tới Ukraine, nói rằng Moskva sẽ buộc phải đáp trả tương ứng vì những vũ khí đó có thành phần hạt nhân.

Tổng thống Nga nói rằng đạn uranium nghèo sẽ được Moskva coi là có chứa các thành phần hạt nhân. "Tôi muốn lưu ý rằng nếu điều này xảy ra, thì Nga sẽ buộc phải phản ứng tương ứng, lưu ý rằng phương Tây đã bắt đầu sử dụng vũ khí có thành phần hạt nhân", ông Putin tuyên bố.

Một cảnh báo tương tự trước đó đã được đưa ra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Shoigu, động thái trên sẽ đưa thế giới tiến thêm một bước nữa đến thảm họa hạt nhân.

Cùng với đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin, cũng nói rằng Nga sẽ trả đũa quyết định của Anh bằng cách cung cấp cho Belarus đạn dược chứa uranium thực sự.

"Ngay khi loại đạn này phát nổ vào vị trí của quân đội Nga, bạn sẽ thấy phản ứng đáng sợ, đó sẽ là bài học cho cả hành tinh", ông Lukashenko nói với các phóng viên hôm 22/3.

Cùng với việc đưa ra cảnh báo với Anh, Tổng thống Belarus cũng kêu gọi biện pháp hòa bình: "Nga không chỉ có uranium nghèo... Chúng ta phải hạ thấp xu hướng leo thang xung đột này và tiến tới một giải pháp hòa bình".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.