9 cách giữ thực phẩm nguyên chất, tươi lâu

GD&TĐ - Lãng phí thực phẩm là điều không tốt, nó xảy ra chủ yếu do mọi người không bảo quản thực phẩm đúng cách, để xảy ra tình trạng hư hỏng nhanh.

9 cách giữ thực phẩm nguyên chất, tươi lâu

Hãy làm theo gợi ý sau đây để tránh tình trạng lãng phí thực phẩm, bảo quản được lâu hơn nhé.

Treo chuối để làm chậm quá trình chín

9 cách giữ thực phẩm nguyên chất, tươi lâu ảnh 1

Mọi người đều đồng ý rằng chuối chín nẫu là loại chuối không thể ăn nổi và đó là tồi tệ nhất khi mùi của nó thu hút côn trùng.

Nếu bạn để trên bàn hoặc thậm chí trong tủ lạnh, chuối vẫn bị tình trạng đó, thay vì như thế, bạn lấy một chiếc móc treo hoặc chỉ đơn giản là lấy sợi dây để treo chuối của bạn lên, để cách xa hoa quả khác. Bằng cách này, giúp chúng tươi lâu hơn mà không bị bầm thâm quá nhanh.

Nhỏ nước chanh lên chuối đã cắt sẽ giúp không chuyển màu trong vài giờ

Chuẩn bị trước đồ ăn có thể rất hiệu quả về mặt thời gian, nhưng nó cũng có thể gây hại cho chất lượng thực phẩm của bạn. Và chuối cắt lát sẽ chuyển sang màu nâu chỉ vài phút sau khi bạn cắt, vì vậy bạn nên tưới một ít nước cốt chanh lên để chuối giữ được màu lâu hơn.

Bởi vì chanh có thể tính axit rất mạnh, bạn có thể pha loãng với một ít nước và nhỏ lên chuối.

Bảo quản bánh quy cùng với một lát bánh mì

Bước đầu tiên sau khi nướng bánh quy thường là cất vào hộp đựng. Cho dù hộp đựng có kín khí đến đâu, những chiếc bánh quy của bạn sẽ ngày càng cứng hơn theo thời gian.

Một mẹo thông minh là thêm một lát bánh mì vào cùng hộp đựng đó để bánh quy của bạn hút ẩm. Bằng cách này, chúng sẽ giữ được kết cấu ban đầu lâu hơn và vẫn có cảm giác như mới ra lò.

Rắc một ít giấm lên phô mai để tránh bị mốc

Hầu hết mọi người bảo quản pho mát bên trong hộp đựng hoặc bọc trong màng bọc nhựa, cách sau rất có hại vì màng bọc nhựa thu hút quá nhiều độ ẩm gây ra nấm mốc hơn. Hiệu quả hơn là thêm một vài giọt giấm vào pho mát để ngăn nấm mốc phát triển.

Chú ý không dùng quá nhiều dấm vì có thể làm hỏng vị của phô mai. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn sử dụng giấm, hãy nhớ bọc phô mai thật chặt trong giấy sáp và bảo quản trong tủ lạnh.

Thoa dầu lên bí cho tươi lâu

Bước đầu tiên là rửa thật sạch bí và thấm khô bằng khăn. Bất kỳ độ ẩm nào đọng lại trên bí đều có thể sinh ra nấm mốc. Sau khi làm xong, bạn có thể cho một ít dầu vào một miếng vải và chà xát nhẹ nhàng lên bí. Kết quả cuối cùng sẽ là một quả bí bóng, nhưng không quá nhờn lại tươi lâu.

Sử dụng các loại thảo mộc để làm bơ

Nếu có quá nhiều thảo mộc trong tủ lạnh sắp hỏng, bạn có thể dễ dàng trộn chúng với một ít bơ và tạo ra bơ thảo mộc của riêng mình.

Để đặc biệt hơn, bạn có thể đánh bông một ít kem tươi để làm bơ. Vì vậy, bữa sáng cho cả tuần đã được lên kế hoạch vừa tươi ngon vừa không lãng phí.

Cho măng tây vào một cốc nước

9 cách giữ thực phẩm nguyên chất, tươi lâu ảnh 2

Giống như hầu hết các loại rau tươi, măng tây không để được lâu trong tủ lạnh, vì thân của chúng có thể bị khô. Giải pháp cho vấn đề đó là giữ chúng từng chùm trong một cốc nước bên ngoài tủ lạnh trong vài ngày. Chúng không chỉ sẽ tươi ngon mà còn bắt đầu phát triển, mang lại cho bạn những chồi non.

Chà xát phần cuối của pho mát với một ít bơ để không bị khô

Phô mát thường khô khá nhanh trong tủ lạnh nếu không được bảo quản đúng cách, có thể nhìn thấy rõ các vết nứt lớn và phần đầu khô. Bằng cách thêm một ít bơ ở các cạnh của miếng pho mát, bạn cung cấp cho nó độ ẩm cần thiết để giữ ẩm và không bị khô.

Ngay cả khi nó bị khô, bạn vẫn có thể khắc phục bằng cách thoa bơ lên ​​khắp các vết nứt.

Bảo quản gừng trong ngăn đá

Gừng là một thành phần mà chúng ta có thể không cần sử dụng hàng ngày hoặc với số lượng lớn. Đó là lý do tại sao đông lạnh sẽ cho phép chúng giữ tươi từ 2 đến 9 tháng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của nó.

Bạn cũng có thể nạo trước để có thể lấy từng ít một, giúp bạn tiết kiệm thời gian, đặc biệt là vào những ngày bận rộn khi bạn cần chuẩn bị nhanh thứ gì đó.

Theo brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...