Bệnh thận
Khi thận không hoạt động bình thường, chất lỏng dư thừa sẽ khó đào thải ra ngoài cơ thể gây ra hiện tượng phù nề.
Nếu khu vực xung quanh mắt cá chân của bạn bị sưng hoặc bạn cảm thấy đau giống như bị điện giật thì có thể bạn đã mắc bệnh thận.
Suy tĩnh mạch
Khi bị suy tĩnh mạch, máu khó di chuyển từ tay chân đến tim. Điều này xảy ra khi van tĩnh mạch yếu hoặc bị hỏng dẫn đến hệ quả là chân bị sưng. Bộ phận sưng to nhất là mắt cá chân, tiếp đến sẽ là cảm giác nặng nề khó di chuyển ở bàn chân.
Suy tim
Trong trường hợp này, một hoặc hai ngăn tim mất khả năng đẩy máu khiến máu bị dồn ở các chi dưới gây ra hiện tượng chân bị sưng và đau.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Sưng một hoặc cả hai chân có thể báo hiệu huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh này rất nguy hiểm nên bạn hãy đi khám ngay.
Bệnh gan
Bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng của các vấn đề về gan qua tình trạng của đôi chân. Nếu gan hoạt động bất thường, các chi sẽ bắt đầu sưng và và mạch máu tụ như mạng nhện xuất hiện dưới da.
Các vấn đề về tuyến giáp
Một số dấu hiệu ở chân như sưng chân, cơ bắp co giật có thể giúp phát hiện một số vấn đề về tuyến giáp.
Xơ vữa động mạch
Trong quá trình xơ vữa động mạch, bàn chân nhận rất ít máu, khiến chân tái nhợt và gây đau.
Bệnh tiểu đường
Khi bị tiểu đường, ngay cả những vết thương nhỏ nhất ở chân cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bệnh này thường đi kèm với tổn thương thần kinh. Người bệnh thường không có cảm giác đau và không hề nhận ra một vết bầm nhỏ có thể biến thành vết loét.