Giáo dục không dồn ép
Hệ thống giáo dục của Đan Mạch không dồn công sức đào tạo học sinh để vượt qua các bài kiểm tra mà chú trọng phát triển tính tò mò và để năng khiếu của trẻ được phát triển tự nhiên. Các trường học luôn cố gắng để học sinh hiểu rằng mỗi em có những phẩm chất và năng khiếu riêng. Điều này có nghĩa là bất kể điểm số như thế nào các em đều có thể tìm kiếm vị trí công việc phù hợp và trở thành người có ích trong xã hội.
Chương trình học được xây dựng với mục tiêu để phần lớn học sinh tự hiểu bài. Thực tế là không một trẻ em Đan Mạch nào bị hệ thống giáo dục bỏ rơi. Giáo dục được định hướng không chỉ dành cho học sinh có thành tích cao mà để giúp đỡ tất cả học sinh.
Giáo dục để học sinh tự phát triển nhân cách
Chương trình học ở Đan Mạch khuyến khích phát triển nhân cách mỗi cá nhân học sinh. Đây không phải là những từ sáo rỗng, chỉ nói cho có mà được đưa vào luật giáo dục Đan Mạch. Theo đó, hệ thống giáo dục tiểu học không nên chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng cơ bản mà còn phải giúp cá tính của trẻ được phát triển tự nhiên.
Ngay cả trước khi học mầm non, trẻ em cũng có những nhiệm vụ nhất định như mở rộng vốn từ, làm quen với nội quy trường học, học hỏi để được khoan dung, và chuẩn bị đầy đủ để là chính mình trước khi bước ra xã hội.
Không khuyến khích học vẹt
Trong trường học ở Đan Mạch, học sinh được khuyến khích tự tìm kiếm thông tin, tự tiến hành các thí nghiệm và phân tích một cách độc lập. Họ cho rằng học sinh phải tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động chứ không chỉ nghe và làm theo giáo viên như một con vẹt.
Học sinh được dạy để hoài nghi về những ý kiến của người khác và học cách xây dựng ý kiến của riêng mình. Họ cho rằng, khi học như vậy, học sinh sẽ hiểu hơn về lòng tự trọng và có kiến thức sâu hơn.
Sáng tạo, tư duy phê phán và khả năng chủ động là những phẩm chất hữu ích để tham gia vào xã hội. Khả năng ghi nhớ một đoạn văn từ sách giáo khoa được coi là ít quan trọng.
Không nhìn vào kết quả để đánh giá học sinh
Ở Đan Mạch, việc học tập của học sinh trung học và sinh viên đại học như một sự thưởng thức. Học sinh không cảm thấy học tập là quá trình khổ cực và vô tận vì luôn luôn được nghỉ ngơi thực sự vào cuối tuần.
Với công dân trẻ tuổi, những người gặp khó khăn hoặc không biết chắc muốn làm gì trong cuộc sống, hệ thống giáo dục sẽ cung cấp cho họ một chương trình đặc biệt. Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến 18 có thể dành một năm để học những chương trình này trước khi quyết định muốn làm gì tiếp theo.
Học sinh được dạy kiến thức và kỹ năng không nằm trong chương trình học ở trường nên có nhiều cơ hội hơn để khám phá, phát triển tài năng và sự sáng tạo của bản thân. Học sinh được khuyến khích giúp đỡ nhau thích nghi với cuộc sống.
Giáo dục bình đẳng
Lựa chọn nghề làm cho mỗi cá nhân được hạnh phúc là định hướng nghề nghiệp mà Đan Mạch đưa đến tất cả trường học. Một dịch vụ xã hội được cung cấp ngay trong trường học giúp học sinh trung học lựa chọn học lên cấp cao hơn hay chỉ học ở mức độ trung bình phù hợp với tham vọng và nghề nghiệp mong muốn của họ trong tương lai.
Các buổi nói chuyện thường xuyên diễn ra để học sinh có thể thảo luận về kế hoạch với giáo viên. Qua đó, tất cả học sinh có thể nhận thấy cơ hội nghề nghiệp bình đẳng như nhau trong xã hội.
Theo khảo sát, 50% công dân trẻ của Đan Mạch xác nhận hoàn toàn tự do lựa chọn tương lai và quan trọng hơn có thể kiểm soát tương lai của chính mình. Sự ra đời của nhà trường và giáo dục quốc dân là một tất yếu lịch sử. Tính chất tất yếu này không chỉ bao hàm nhu cầu truyền dạy tri thức ngày càng lớn tới mức đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục hoàn toàn mới mẻ, gắn liền với sự hình thành nhà nước- dân tộc.
Không bắt buộc dùng chung một bộ sách giáo khoa
Tất cả các loại hình trường học, dù công lập, tư thục hay học tại nhà đều phải tuân thủ văn bản hướng dẫn do Bộ Trẻ em và giáo dục ban hành. Dựa trên văn bản này, mỗi trường học (hoặc mỗi gia đình, nếu con mình học tại nhà) có quyền điều chỉnh, bổ sung thêm các mục tiêu miễn sao đáp ứng được các yêu cầu của văn bản hướng dẫn này.
Tính chất quốc dân không nằm ở sự bắt buộc toàn bộ nền giáo dục phải dùng chung một bộ sách giáo khoa duy nhất!
Giáo dục cơ bản cho tất cả trẻ em của đất nước gồm các môn học bắt buộc sau: Tiếng Đan Mạch; tiếng Anh (từ lớp 3-9); môn Lịch sử (từ lớp 3-9); các môn học Xã hội (social studies) cho lớp 8-9.
Các môn học mang tính thực hành/sáng tạo (practical/creative) gồm Thể dục, Âm nhạc, các môn nghệ thuật thị giác (visual arts), thiết kế (design), mộc, kinh tế gia đình (home economics) cho lớp 4-7. Các môn khoa học gồm Toán, Khoa học Tự nhiên/Công nghệ cho lớp 1-6, Địa lý cho lớp 7-9, Sinh vật cho lớp 7-9, Vật lý/Hóa học cho lớp 7-9. Các môn học không bắt buộc bao gồm luật giao thông đường bộ, giáo dục giới tính.
Đồng cảm - môn học đặc biệt ở Đan Mạch
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc, Đan Mạch là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới. Đây là một cuộc khảo sát quan trọng kể từ năm 2012 nhằm phân loại mức độ hạnh phúc của 155 quốc gia trên thế giới. Trong 7 năm liên tiếp, sự đồng cảm giúp xây dựng các mối quan hệ, ngăn ngừa bắt nạt và thành công trong công việc. Nó thúc đẩy sự phát triển của các nhà lãnh đạo, doanh nhân và nhà quản lý. “Thanh thiếu niên đồng cảm” có xu hướng thành công hơn vì họ hướng tới mục tiêu nhiều hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.
Hiện nay, môn học đồng cảm cũng quan trọng như thời gian dành cho tiếng Anh hoặc Toán học. Trong giờ học Klassens, học sinh thảo luận các vấn đề của mình, có liên quan đến trường học hoặc ngoài trường học. Cả lớp cùng với giáo viên cố gắng tìm ra giải pháp dựa trên sự lắng nghe và hiểu biết thực sự.
Nếu không có vấn đề gì cần thảo luận, trẻ em chỉ đơn giản là dành thời gian cùng nhau thư giãn và tận hưởng “hygge”. “Hygge” có thể được định nghĩa là “sự thân mật được tạo ra có chủ đích”. Ở một đất nước quanh năm trời tối, mưa, trời xám xịt, “hygge” có nghĩa là mang lại ánh sáng, sự ấm áp và tình bạn, tạo ra một bầu không khí chia sẻ, chào đón và thân mật.
Đó là một khái niệm cơ bản cho cảm giác hạnh phúc của người Đan Mạch. Và nó cũng trở thành một hiện tượng toàn cầu: Amazon bán hơn 900 cuốn sách chủ đề “hygge” và Instagram có hơn 3 triệu bài đăng với hashtag#hygge.
Các trường học ở Đan Mạch không cung cấp giải thưởng hay danh hiệu cho những học sinh xuất sắc trong các môn học ở trường hoặc trong các môn thể thao, để không tạo ra sự cạnh tranh. Thay vào đó, họ thực hành văn hóa động lực để cải thiện, được đo lường độc quyền trong mối quan hệ với chính họ. Người Đan Mạch dành nhiều không gian cho trò chơi tự do của trẻ em, dạy kỹ năng đồng cảm và thương lượng.