1. Nhầm lẫn khái niệm "sử dụng dầu ăn đa dạng"
Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc đa dạng hóa dầu ăn là dùng nhiều loại dầu của nhiều hãng khác nhau.
"Đa dạng hóa dầu ăn" không phải chỉ đơn giản là sử dụng dầu ăn của nhiều hãng như chúng ta vẫn nghĩ. (Ảnh: nguồn internet).
Kỳ thực, có rất nhiều loại dầu có tên khác nhau, nhưng lại chứa các thành phần axit béo giống nhau. Trên cơ bản, những loại dầu đậu nành, dầu ngô, dầu đậu phộng… đều không mấy khác nhau về thành phần cấu tạo.
Nếu muốn đa dạng hóa dầu ăn, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn những loại dầu có thành phần acid béo khác nhau để tránh trùng lặp.
2. Dầu oliu chỉ dùng để xào nấu
Dầu oliu nguyên chất là dầu chưa qua quá trình tinh luyện, được chắt từ nước ép của quả oliu nên mang hương vị tinh khiết, giàu phenol và chất chống oxy hóa.
Bởi vậy, nếu dùng dầu oliu nguyên chất để xào rau, hàm lượng phenol rất dễ bị phá hủy. Bởi vậy, làm salad và rau trộn chính là lựa chọn thích hợp dành cho loại dầu khá "kén chọn" này.
Dầu oliu là mặt hàng rất phổ biến trên thị trường hiện này. Loại dầu này được bày bán dưới hai dạng chủ yếu: dầu nguyên chất và dầu đã tinh luyện. (Ảnh: nguồn internet).
Trong khi đó, dầu oliu tinh luyện đã bị mất đi hàm lượng chất chống oxy hóa trong quá trình sản xuất, hương vị cũng kém thơm ngon hơn.
Tuy nhiên, nhờ chứa nhiều hợp chất không no và có hàm lượng acid béo thấp, loại dầu này chịu nhiệt tốt hơn, thích hợp để sử dụng khi nấu nướng.
3. Tái sử dụng dầu ăn bừa bãi
Nhiều bà nội trợ thường không nỡ bỏ đi lượng dầu ăn còn lại trong lần nấu nướng đầu tiên và "tái sử dụng" chúng để chiên, xào ngay sau đó. Kỳ thực, cách tiết kiệm này gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài, dầu ăn sẽ sản sinh ra transfat – một chất có hại với cơ thể con người. Việc hấp thu chất này trong một thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ gây ung thư.
Bởi vậy, nếu muốn tận dụng dầu ăn, cách tốt nhất là nên dùng lượng dầu thừa trong lần nấu đầu tiên để trộn rau, làm salad, tẩm ướt… Tuyệt đối không nên để dầu thừa này tiếp tục tiếp xúc với nhiệt độ cao.
4. Quá "trung thành" với một loại dầu
Ít ai biết rằng, mỗi loại dầu ăn khác nhau có giới hạn chịu nhiệt không giống nhau.
Đối với những món rán, chiên, chúng ta nên dùng loại dầu mỡ có khả năng chịu nhiệt cao như dầu dừa, dầu cọ, mỡ bò, mỡ lợn.
Chúng ta cần chú ý tới giới hạn chịu nhiệt để chọn phương pháp chế biến sao cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe. (Ảnh: nguồn internet).
Riêng với món rau xào, các bà nội trợ chỉ cần dùng những loại dầu có sức chịu nhiệt vừa phải như dầu đậu phộng, dầu cám gạo, dầu oliu tinh luyện, dầu đậu nành.
Với các món luộc, nấu, rau trộn, ta có thể an tâm sử dụng những loại dầu có tính chịu nhiệt kém là dầu đay, dầu tía tô, dầu hạnh đào, dầu oliu nguyên chất.
5. Tin vào dòng chữ "không chứa cholesterol" trên bao bì
Trên thực tế, cholesterol chỉ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Dầu thực vật hầu như không chứa loại chất này.
Bởi vậy, dòng chữ "cholesterol" được in phổ biến trên bao bì của các loại dầu ăn thực vật thực chất chỉ là một loại mánh lới quảng cáo của các nhà sản xuất.
6. "Quy chụp" màu sắc với chất lượng sản phẩm
Màu sắc của dầu được quyết định bởi nguyên liệu, công nghệ chế biến và mức độ tinh luyện. Càng được tinh luyện, dầu càng có màu nhạt.
Bởi vậy, việc đánh giá chất lượng của dầu thông qua màu sắc là thiếu khách quan.