6 loại giò ngon nức tiếng Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều loại giò ngon, trong đó giò lụa, giò me, giò bò... là các món giò ngon nức tiếng, với mùi vị thơm ngon và nét đặc trưng riêng của từng nguyên liệu chế biến.

6 loại giò ngon nức tiếng Việt Nam

Giò được xem là món ăn truyền thống của người Việt Nam bởi nó vừa dân dã mà lại không kém phần ngon miệng và sang trọng khi tiếp khách. Đặc biệt, vào những ngày lễ Tết hay trong mâm cỗ, đám tiệc thì món ăn này càng không thể thiếu.

Cùng khám phá loại giò ngon nức tiếng với mùi vị thơm ngon và nét đặc trưng riêng của từng nguyên liệu chế biến.

1. Giò lụa

Giò lụa (miền Bắc) hay chả lụa (miền Nam) là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, vừa thân thuộc lại vừa sang trọng khi bày biện. Giò được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

Thành phẩm được đánh giá là ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt mịn màng, không khô rắn cũng không mềm nát hay bị bã. Khi được bóc khỏi lá chuối, giò có hương thơm đặc trưng của thịt tươi luộc cộng với lá chuối tươi, ăn có vị giòn ngọt, đậm đà.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

2. Giò ngựa

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ buôn ngựa ở xã Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) đã chuyển sang làm giò ngựa để cung cấp cho thị trường dịp giáp Tết.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

Thịt ngựa có đặc điểm nạc và ngọt, không dai, rất lạ miệng. Món giò từ thịt ngựa cũng vì thế mà nhanh chóng trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng và đặt hàng. Phần thịt chọn làm giò là phần thịt ngon, không có gân. Để giò không bị khô, người ta rất chú ý đến việc trộn thêm mỡ heo với tỉ lệ phù hợp do thịt ngựa vốn ít mỡ.

3. Giò bì

Nhắc đến đặc sản Hưng Yên, người ta sẽ nghĩ ngay đến món giò nổi tiếng - giò bì phố Xuôi. Nguyên liệu gồm bì heo, thịt nạc, nước mắm nhĩ loại ngon. Phần bì sau khi làm sạch sẽ được luộc chín, xắt mỏng như sợi chỉ, thịt nạc bỏ vào cối quết nguyễn bằng tay, sau đó trộn chung với các loại gia vị cho thấm. Những chiếc giò bì sau khi luộc, để nguội sẽ trở nên săn chắc trong tấm lá chuối xanh cùng mùi thơm thoang thoảng. Giò bì có độ giòn và dai đặc trưng nên rất thích hợp để nhâm nhi trên bàn tiệc.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

4. Giò me (giò bê)

Từ lâu, giò me Nam Đàn (me là tiếng địa phương chỉ con bê) đã nổi danh mảnh đất Nghệ An bởi độ thơm ngon hấp dẫn của mình. Giò me có nguyên liệu chính là thịt bê (bê vùng Nam Nghĩa dưới 1 năm tuổi), trứng gà ri (gà ác), kết hợp với các loại gia vị, đặc biệt là nước mắm nguyên chất đặc sản Cửa Lò. Giò được hấp cách thủy trong vòng 12 tiếng đồng hồ, mỗi lát cắt ra có màu hồng của thịt bê đã chín đều, không bị khô. Vì thế, du khách về thăm quê Bác đều tìm mua giò me để làm quà cho bạn bè, người thân.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

5. Giò bò

Đến Đà Nẵng - “thành phố của những cây cầu” - để du lịch và thưởng thức ẩm thực, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua đặc sản giò bò (còn gọi là chả bò). Món ăn giòn sực, đậm đà, mang hương vị đặc trưng của mảnh đất xứ Quảng.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

Giò được làm từ thịt bò loại ngon, kèm theo rau thì là thơm thoang thoảng, vị cay nồng của hạt tiêu. Giò càng ngon hơn khi được ăn kèm với dưa món, nem, tỏi sống, tương ớt… Nó cũng được ăn kèm với bún mắm nêm, cháo chả hay bánh mì kẹp thịt…

6. Giò thủ (giò xào)

Giò thủ (hay còn gọi là giò xào) được xem là món ăn truyền thống bắt nguồn từ miền Bắc nước ta. Giò thủ được làm từ các bộ phận của đầu lợn (thủ lợn) như tai, mũi, lưỡi, má... xắt mỏng, xào chín, trộn chung với thịt nạc quết nhuyễn cùng chất kết dinh của bì lợn.

giò, giò lụa, giò me, giò bì, giò xào, giò ngựa, giò bò

Ảnh: Internet

Những nguyên liệu giòn sực, lại kết hợp cùng với mộc nhĩ sần sật, ăn kèm dưa muối nên giò thủ ăn rất dễ ăn, lâu ngán. Món ăn này khá đơn giản nên hầu như từ Bắc vào Nam, gia đình nào cũng sử dụng để bày trong mâm cỗ ngày Tết.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ