1. Mệt mỏi
Ăn tối muộn khiến cơ thể phải hoạt động tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng suốt cả đêm, do đó không có thời gian để não bộ và các cơ quan khác hồi phục và tái tạo. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau.
2. Tiểu đường
Ăn tối muộn sẽ làm giảm lượng insulin sinh ra. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường góp phần khiến huyết áp và cholesterol tăng cao, gia tăng đáng kể nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác.
3. Đột quỵ
Ăn tối quá muộn gây ra chứng ợ nóng và trào ngược axit, dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, nguy hiểm hơn có thể gây ra đột quỵ. Ngoài ra, ăn tối muộn còn ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol của cơ thể. Những ảnh hưởng này đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
4. Hại đường tiêu hóa
Ăn tối muộn khi bạn dễ bị ợ nóng và trào ngược axit dạ dày. Vì khoảng cách giữa bữa tối và thời điểm đi ngủ bị rút ngắn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi bạn nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.
5. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Tình trạng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày khiến cơ thể khó chịu, bạn sẽ bị thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn. Một giấc ngủ ngon và xuyên suốt là điều kiện quan trọng để bạn tỉnh giấc khỏe khoắn vào sáng hôm sau, do đó đừng nên ăn quá muộn bạn nhé.
6. Béo phì
Ăn tối muộn khiến khoảng thời gian từ bữa trưa đến bữa tối bị kéo dài, lúc này cơ thể đã rất đói nên bạn dễ ăn nhiều, trong khi bữa tối phải là bữa ăn ít nhất trong ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sự trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày, vì vậy, ăn muộn và ăn nhiều sẽ khiến thực phẩm khó tiêu hóa kịp, không tạo ra năng lượng mà chuyển hóa thành chất béo, dẫn đến tăng cân, béo phì.