6 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu canxi trầm trọng

Thiếu canxi không chỉ gây ra hiện tượng loãng xương mà nó còn nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Móng tay dễ gãy

Canxi là một thành phần không thể thiếu để móng tay duy trì độ cứng và phát triển. Khi thiếu canxi, móng tay sẽ giòn và dễ gãy.

Đau răng

Phần lớn canxi trong cơ thể được lưu trữ ở xương và răng. Do đó, đây cũng là những bộ phận thường bị thiếu canxi đầu tiên. Khi thiếu canxi, răng sẽ ngả vàng, dễ sâu và tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu.

Loãng xương

Thiếu canxi gây ra loãng xương, giảm mật độ khoáng chất trong xương làm xương mỏng, giòn và dễ gãy. Nó cũng gây ra đau đớn, khó chịu khi thực hiện một số tư thế.

thieu-canxi-01

Mệt mỏi

Thiếu canxi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp khi vận động. 

Mất ngủ

Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra melatonin - một loại hormone giúp con người ngủ ngon hơn. Khi thiếu canxi, bạn sẽ khó ngủ sâu giấc.

Trầm cảm

Canxi được coi là liều thuốc an thần tự nhiên có tác dụng giúp con người thư giãn, bình tĩnh. Người thiếu canxi có thể cảm thấy chán nản, khó chịu và rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

thieu-canxi-02

Ngưỡng canxi bình thường là từ 8,8 – 10,4 mg/dL. Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ canxi trong máu.

Cách dễ dàng và an toàn nhất để bổ sung canxi là thông qua chế độ ăn uống. Canxi có trong rất nhiều các thực phẩm quen thuộc như sữa, trứng, hải sản, rau xanh lá, các loạt hạt...

Ăn 100 gram vừng bạn có thể nhận được 1.200 mg. Trong khi đó, 100 g tôm đồng chứa 1.120 mg, 100 g ốc chứa 1.310 mg, 100g cua đồng (phần ăn được) chứa đến 5.000 mg canxi.

Người từ 19-50 tuổi được khuyến nghị nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày. Trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn tuổi sẽ cần lượng canxi lớn hơn.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ