6 cách để tài chính không ảnh hưởng đến hôn nhân

GD&TĐ - Tiền bạc là vấn đề số một dễ khiến vợ chồng tranh cãi và nó là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ly hôn, sau sự không chung thủy.

Cả hai đều phải thống nhất cách chi tiêu trong gia đình (hình minh họa).
Cả hai đều phải thống nhất cách chi tiêu trong gia đình (hình minh họa).

Khi nói về tiền bạc trong bất kỳ mối quan hệ nào cần phải thực tế để tránh rắc rối về sau.

Cho dù bạn có yêu vợ/chồng của mình đến đâu, việc cố gắng kết hợp giữa cuộc sống lãng mạn và tiền bạc cũng có nhiều trở ngại. Xét cho cùng, cả hai bạn đều đến từ cuộc sống khác nhau, cách nhận thức nội tâm cũng khác nhau. Đó là lý do tại sao đôi khi vợ chồng có quan điểm rất khác nhau về tiền bạc.

Vì vậy, hãy tham khảo những điều sau để xây dựng những cây cầu tốt đẹp trong hôn nhân liên quan đến tài chính:

Tài khoản ngân hàng chung

Một số cặp vợ chồng nghĩ rằng cách tốt nhất để tránh tranh cãi vã về tiền bạc là giữ các tài khoản riêng biệt. Tiền lương của anh ấy chuyển vào một tài khoản, của cô ấy chuyển vào một tài khoản khác, và mỗi người thanh toán các hóa đơn riêng biệt.

Thật ra điều ấy không hẳn là sai, không hẳn là quá tệ nhưng chưa hẳn là đúng. Bởi tiền bạc chính là nền tảng cho những vấn đề lớn trong cuộc sống hôn nhân giữa hai người.

Vấn đề tiền bạc tế nhị và cần phải để cho nhau biết rõ về tài khoản của nhau, tài khoản chung để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ bền lâu.

Hôn nhân là quan hệ tương hỗ. Nó không còn là "tiền của anh ấy và của cô ấy", đó chính là "Hai trở thành một". Tách tiền và chia nhau các hóa đơn là một ý tưởng tồi chỉ dẫn đến nhiều vấn đề về tiền bạc và mối quan hệ chưa đúng đắn.

Cùng nhau thảo luận về các lựa chọn chi tiêu: Thỏa hiệp

Giả sử bạn hoàn toàn hài lòng khi mua sắm tủ quần áo của mình tại một cửa hiệu trung bình, nhưng vợ/chồng của bạn thích mua những món hàng khác hiệu sang trọng. Nếu gia đình có thu nhập không phù hợp với sở thích đắt tiền, đó sẽ là một vấn đề.

Hôn nhân là sự thỏa hiệp. Nếu một trong hai người không trùng sở thích thì phải cùng nhau thỏa hiệp để tiến gần sự hài lòng chung. Nên nhớ, không bao giờ có tính tuyệt đối vì vậy chỉ cần tương đối đã là tốt rồi.

Nếu chồng bạn chỉ thích mặc đồ sang, còn bạn thì loại trung bình là ổn thì hãy thỏa hiệp, năm nay mua đồ sang, sang năm đồ trung bình hoặc cách nào đó để tạm hài lòng.

Điểm mấu chốt là, lối sống của bạn cần phải phù hợp với thu nhập thực tế của bạn chứ không phải những gì bạn mong muốn. Nếu thu nhập hai bạn rất tốt thì bạn nên chiều anh ấy để mua sắm ở nơi sang trọng, còn nếu thu nhập trung bình thì phải lựa chọn đồ vừa phải.

Nhận ra sự khác biệt trong tính cách của nhau

Suy nghĩ về tiền của mọi người là khác nhau và có xu hướng thu hút sự đối lập. Rất có thể, một trong số các bạn thích làm việc với các con chữ (mọt sách) và người kia không muốn bị ràng buộc bởi những gì các con chữ (tinh thần tự do). Một trong hai người có thể là người tiết kiệm và người kia có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.

Mặc dù sự khác biệt về tính cách gây ra một số vấn đề trong hôn nhân, nhưng đó không phải là căn nguyên thực sự của các vấn đề hôn nhân.

Nguồn gốc của vấn đề là bất cứ khi nào một trong hai người lơ là không nghe thấy ý kiến ​​đóng góp của người kia hoặc khi một trong hai người bỏ mặc việc xử lý tài chính hoàn toàn.

Đừng giữ tất cả thông tin chi tiết về tiền bạc cho riêng mình. Đừng chỉ gật đầu và nói: “Trông tuyệt đấy, em yêu. Thế nào cũng được” để rồi một lúc nào đó lại cảm thấy “tức giận vô cớ” vì không được nêu chính kiến.

Bạn cần phải đưa ra ý kiến trong các cuộc họp ngân sách! Đưa ra phản hồi, phê bình và khuyến khích. Hãy cùng nhau bàn bạc về ngân sách! Sử dụng sự khác biệt trong tính cách của nhau để trở thành một đội mạnh hơn, đoàn kết hơn.

Đừng để chênh lệch tiền lương

Đối với hầu hết các cặp vợ chồng, một trong hai người có thể kiếm được nhiều tiền hơn người kia. Hiếm khi cả hai bạn được trả cùng một mức lương. Nhưng cho dù tổng thu nhập một năm ít hay nhiều, thì vấn đề tài chính vẫn có thể phát sinh.

Thay vì coi toàn bộ tiền là “tiền của tôi vì tôi kiếm được nhiều hơn”, bạn có thể nghĩ rằng người kia chính là đòn bẩy để mình kiếm được nhiều hơn, “của chồng công vợ” là vậy.

Đôi khi người không kiếm được tiền nhiều vẫn có thể có quyền được nói nhiều nhất. Nó không phải của bạn hay của tôi, nó là của chúng ta. Không có lý do gì để cảm thấy đáng tự hào hơn người kia. Bạn ở trong cùng một đội, cùng một phe.

Bởi vì, người kiếm được ít hơn do ở nhà với con nhiều hơn, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn chứ chưa chắc đã là “kém tài”. Vì thế, các mẹ ở nhà nội trợ cũng đừng vì thế mà cảm thấy tự ti.

Nhiều bà mẹ nội trợ cảm thấy tội lỗi khi mình chưa kiếm được tiền bằng chồng nên chẳng dám chi tiêu ngân sách bất cứ thứ gì nhiều hơn những thứ cần thiết cho gia đình. Hãy nhớ rằng bạn ở cùng một đội. Bạn có tiếng nói bình đẳng về tiền bạc trong hôn nhân của mình.

Định nghĩa “chung thủy” dưới góc độ tài chính

Không chung thủy với người phối ngẫu không phải lúc nào cũng liên quan đến việc ngoại tình. Đôi khi đó là khi bạn không trung thành với mục tiêu tài chính chung bằng cách mở một tài khoản ngân hàng phụ hoặc tích trữ tiền mặt riêng cho mục đích khác của mình. Đó là sự lừa dối.

Điều tương tự cũng áp dụng nếu bạn có thẻ tín dụng mà vợ/chồng của bạn không biết gì về nó. Điều quan trọng là phải cởi mở và trung thực về bất kỳ tài khoản nào. Sau đó, hướng tới việc thiết lập lại niềm tin tài chính.

Cùng nhau đặt ra những kỳ vọng có thể đạt được

Khi nói đến tiền bạc và các mối quan hệ, những kỳ vọng không được đáp ứng có thể gây ra nhiều xung đột. Cách nhanh nhất để cảm thấy không hài lòng với người bạn đời của mình là khi mong đợi mọi thứ nhưng nó lại đi theo một hướng khác.

Nếu bạn luôn nghĩ rằng mình phải mua một căn nhà sau khi kết hôn 1 năm, bạn có thể cảm thấy thất vọng khi kỷ niệm một năm ngày cưới trong căn hộ mà bạn đang thuê. Chỉ nên kỳ vọng những thứ có thể trong tầm tay. Ví dụ, mua cái máy rửa bát, chiếc xe máy chứ không phải là 1 ngôi nhà… Đừng để những kỳ vọng không thực tế mở đường cho các vấn đề về tiền bạc và hôn nhân!

Theo ramseysolutions

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ