55/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất câng bằng giới tính: 108 bé trai trên 100 bé gái

GD&TĐ - Số liệu trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đưa ra tại “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” với chủ đề “Không phân biệt giới, Không lựa chọn giới tính thai nhi”.

55/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất câng bằng giới tính: 108 bé trai trên 100 bé gái
55/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất câng bằng giới tính: 108 bé trai trên 100 bé gái ảnh 155/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất câng bằng giới tính: 108 bé trai trên 100 bé gái ảnh 2
Ngày hội được tổ chức sáng nay (17/10) tại Trung tâm Triển lãm Giảng, do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức.

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái (năm 2000) lên 112,2 bé trai trên 100 bé gái (năm 2014) và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng.

Hiện đã có 55/63 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh trên 108 bé trai trên 100 bé gái - đây là con số hết sức báo động.

Phát biểu tại Ngày hội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, cần thiết phải tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vốn đã ăn sâu bám rễ và là nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước khi sinh.

"Giải pháp của vấn đề là cần được giải quyết trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. 

Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn" – Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.

Ngày hội diễn ra lễ ký cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi của các Sở Y tế; giao lưu tại cộng đồng của các nhà lãnh đạo, các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng có 2 con gái và 500 sinh viên nhảy flashmob và thả bóng đưa các thông điệp của Ngày hội kêu gọi người dân để chung tay hành động giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh. Ca sỹ Mỹ Linh được bầu chọn là Đại sứ Truyền thông Dân số - Phát triển.

Xem thêm video dưới đây:

Nhân dịp này, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) - Bộ Y tế, phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam khởi động chiến dịch truyền thông "KHÔNG phân biệt giới, KHÔNG lựa chọn giới tính thai nhi”. 

Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, cũng như kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữa từ Chính phủ và các cơ quan có liên quan cùng chung tay để chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh - một trong các hình thức đối xử phân biệt giới.

Từ ngày 1/10 đến ngày 30/11/2015, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tổ chức cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh "Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội. 

Mục đích của cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh "Con gái thật tuyệt" nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò và giá trị của con gái trong gia đình và xã hội đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; nam, nữ thanh niên, vị thành niên. 

Đồng thời thúc đẩy trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng, các tổ chức và xã hội chung tay giải quyến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh - một vấn đề cản trở với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng. 

Xem video hàng trăm sinh viên nhảy flashmob nhằm thể hiện thông điệp và kêu gọi mọi người cùng chung tay để chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ