5.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh nhập lậu được giấu trong cốp xe ô tô

GD&TĐ - 5.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc bị cơ quan chức năng phát hiện, tạm giữ.

Cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ tang vật là 5.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh nhập lậu.
Cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ tang vật là 5.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh nhập lậu.

Ngày 22/4, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện hành vi vận chuyển số lượng lớn sản phẩm thuốc chữa bệnh nhập lậu, thu giữ 5.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, vào hồi 8h30’ ngày 20/4, Tổ công tác địa bàn huyện Chi Lăng thuộc Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông Tùng Diễn, Công an tỉnh Lạng Sơn nhận thấy ô tô khách 29 chỗ mang BKS: 12B- 003.83 di chuyển theo hướng Lạng Sơn – Hà Nội có dấu hiệu nghi vấn nên đã tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn công tác phát hiện trong các cốp của phương tiện có vận chuyển 15 thùng catton, kiểm đếm chi tiết có 3.200 tuýp kem bôi bệnh ngoài da loại 15g/tuýp; kem bôi đau xương khớp loại 20g/tuýp số lượng 1.800 tuýp. Tổng giá trị lô hàng ước tính trên 100 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng, tài xế điều khiển xe khách là Vũ Xuân Thuần (thường trú tại địa chỉ số 23 Tinh Dầu 3, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nhập khẩu hợp pháp nguồn gốc của hàng hóa.

Đội Quản lý thị trường số 4 đã tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện có liên quan để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính và tiếp tục xác minh các tình tiết liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.