Nộm, gỏi
Các món ăn như nộm gỏi đa số đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu bạn không ăn hết thì nên đổ đi đừng vì tiếc của mà để vào tủ lạnh rồi hôm sau dùng lại.
Việc bạn để những loại thức ăn này qua đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Nếu như bạn sử dụng sẽ dễ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… không tốt cho sức khỏe.
Khoai tây
Nhưng món ăn từ khoai tây như khoai tây chiên, hay canh khoai tây khi bạn chế biến xong thì nên ăn hết. Trong trường hợp không ăn hết bạn cũng không nên tiếc của mà giữ lại tới ngày hôm sau. Bởi hành động này khiến cho món khoai tây dễ bị vi khuẩn xâm nhập có thể làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong khoai tây thành chất độc gây ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu cho bạn.
Trứng
Theo lời cảnh báo của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thì trứng gà luộc hay trứng gà chiên đều có thời gian sử dụng ngắn. Khi bạn đã chế biến xong thì nên ăn hết. Nếu trứng còn thừa bạn cũng không nên tiếc của mà để lại dùng bởi khi trứng để qua đêm sẽ dễ nhiễm khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa của bạn.
Hải sản
Trong các loại thực phẩm không nên để qua đêm thì hải sản lại nằm trong danh sách này. Đặc biệt là các loại hải sản để qua đêm như tôm, cua cá đã nấu chín sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Nếu như vì tiếc của bạn cố tình hâm đi hâm lại hải sản để ăn dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm tới gan, thận, dạ dày…
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một loại thực phẩm mát, có tính giải nhiệt khá cao nhưng hạn chế của loại sữa này là thời hạn sử dụng của sữa đậu nành mới nấu rất ngắn, nên sử dụng trong vòng từ 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng. Khi bạn để sữa đậu nành quá thời gian quy định chúng dễ bị lên men, kết tủa, làm thay đổi thành phần dinh dưỡng có trong sữa khiến cho người sử dụng dễ bị đau bụng, tiêu chảy.