Nguyên tắc nhật nguyệt bát hương
Hình mặt nguyệt chính là Thái cực. Theo một số quan niệm khác, hình tượng này cũng tương đương với viên ngoc sáng. Hai con rồng được trang trí trên Bát hương là tượng trưng cho hai cực Âm – Dương, thể hiện sự cân bằng giữa 2 cực trong nhân gian.
Biểu tượng “Song long chầu nguyệt” trên bát hương là biểu tượng của sức mạnh quy tụ, sự giao hòa của trời đất, cân bằng trong vũ trụ, mang đến sức mạnh, sự quyền uy và tài lộc cho con người.
Đặc biệt ban thờ Thần Tài, khi đặt Cóc Thiềm Thừ hướng vào Nhật Nguyệt của bát hương sẽ giúp kích hoạt tài lộc, đẩy vượng khí tăng cao. Vậy nên khi an vị ban thờ Thần Tài, các bạn nên chú ý hình ảnh Nhật Nguyệt bát hương bài trí vật phẩm sao cho đạt được linh ứng tối đa nhất.
Nguyên tắc môn – chủ - táo – thờ
Trong Dương Trạch Tứ yếu có môn, chủ, táo, thờ, tức là cửa chính, phòng ngủ, phòng bếp và phòng thờ là 4 vị trí quan trọng nhất của một ngôi nhà. Trong đó môn là cửa chính, bộ mặt của gia đình bạn, là cửa ngõ vận khí và dung nạp tất cả các luồng sinh khí. Khí năng ở trong một ngôi nhà có tốt hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cửa chính.
Kế tiếp là chủ tức phòng ngủ, đây chính là nơ tái tạo năng lượng đại diện cho sức khỏe và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Sau đó là táo, phòng bếp, là nơi tiếp thêm năng lượng và đại diện cho tài khố của một gia đình.
Sau cùng là phòng thờ, là nơi linh khí hội tụ, vị trí này cần đặc biệt quan chú trọng nếu không sẽ bị thần linh tổ tiên quở trách tiêu giảm phúc khí của gia đình.
Nguyên tắc âm dương thuận lẽ
Câu này có ý nghĩa những việc thuộc về phần âm thì nên dùng theo cách của phần âm, những việc thuộc về phần dương thì nên dùng theo cách của phần dương.
Quan trọng nhất đó là cân bằng hài hòa được âm dương. Với thuyết âm dương ngũ hành, trong âm có dương, trong dương có âm tạo nên một thế giới cân bằng, hài hòa vận hành sự tồn tại và phát triển. Nếu mất cân bằng âm – dương sẽ dẫn đến sự suy kiệt linh khí.
Nguyên tắc nam tả - nữ hữu
Nam tả nữ hữu cũng chính là yếu tố tượng trưng cho dương – âm trong vũ trụ. Tả là trái, hữu là phải câu đó có nghĩa là nam bên trái, nữ bên phải, dương bên trái, âm bên phải.
Theo nét văn hóa truyền thống người Việt, ảnh thờ ông ở bên trái, ảnh thờ bà ở bên phải theo hướng bàn thờ ra ngoài. Đôi Tỳ Hưu đặt trên ban thờ Thần Tài với tượng giơ tay trái là nam đặt bên tay trái, nếu giơ tay phải là nở đâyữ đặt bên tay phải.
Nhất vị nhì hướng
Vị ở đây tức là vị trí, nhất vị nhì hướng có hàm ý vị trí là quan trọng nhất, đối với bất cứ việc sắp đặt nào đều cần được an vị đúng vị trí sau đó mới tìm hướng.
Đặc biệt là những khu vực thờ cúng như ban thờ gia tiên và ban thờ Thần Tài. Chẳng hạn như ban thờ Thần Tài cần an vị đúng điểm tụ phúc lộc tài khí, sau đó mới chọn hướng chiêu cát tránh hung rước Thần Tài vào nhà.
Ngoài ra, gia chủ khi thực hiện các nguyên tắc vừa rồi nên hiểu rằng, việc này không chỉ đơn thuần là thể hiện mong cầu của bản thân, mà cần xuất phát từ tấm lòng tôn kính đối với chư vị thần linh và gia tiên. Đó vừa là yếu tố quan trọng bậc nhất trong thờ cúng, vừa là chuẩn mực của đạo làm người.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!