5 lời "sỉ nhục" của các chính khách trong lịch sử ngoại giao

Tổng thống Philippines không phải là chính khách đầu tiên "tặng" cho nhà lãnh đạo khác những "lời hay ý đẹp" trong lịch sử ngoại giao.

5 lời "sỉ nhục" của các chính khách trong lịch sử ngoại giao

"Con của gái điếm" x 3 lần

5 loi

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters

Có vẻ như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát ngấy những lời chỉ trích cách ông thực hiện chiến dịch càn quét ma túy là dã man.

Ông Duterte gọi Tổng thống Mỹ Obama là "Con của gái điếm", sau khi phía Mỹ lên án chiến dịch diệt trừ ma túy của Philipines đã khiến 2,400 người tử vong chỉ trong 2 tháng qua. Lời lăng mạ này đủ để khiến ông Obama lập tức hủy bỏ một cuộc họp với vị tổng thống "vạ miệng".

Nhưng Obama không phải là nạn nhân đầu tiên hứng chịu những lời văng tục đến từ nhà lãnh đạo Philippines.

Duterte đã từng gọi Giáo hoàng Francis là "con của gái điếm" khi Giáo hoàng than phiền về giao thông tại Manila trong chuyến viếng thăm hồi đầu năm nay.

Ông Duterte cũng "tặng" cho Đại sứ Mỹ lời sỉ nhục tương tự, khi gọi ông này là "đứa con đồng tính của gái điếm".

Tổng thống Philippines không phải người "kiệm lời", nhưng ông cũng không là chính khách duy nhất có những phát ngôn gây sốc.

"Một con lạc đà cái đang tắm thì bị bắt gặp"

5 loi

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill. Ảnh: Telegraph

Lịch sử ngoại giao giữa Anh và Pháp tồn tại kha khá những lời lẽ "chọc ngoáy" sâu cay giữa lãnh đạo 2 nước.

Tiêu biểu là lời chế giễu cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill: "Biết làm gì với một con lạc đà cái đang tắm thì bị bắt gặp bây giờ?"

Không rõ ông Churchill biết hình ảnh đó từ đâu, nhưng rõ ràng việc vùi dập người Pháp đã từng là mốt rầm rộ ở Anh.

"Trẻ tuổi, đẹp trai và rám nắng"

5 loi

Cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi. Ảnh: muzul.com

Đại diện cho tư tưởng phân biệt chùng tộc chính là cựu Thủ tướng Italia Berlusconi. Vào năm 2008, ông đã miêu tả ứng viên Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama là "trẻ tuổi, đẹp trai và rám nắng" sau một buổi họp tại Moscow.

Ông Berlusconi còn gọi những người bất đồng với lời bình luận của mình là "lũ ngu dốt thiếu óc hài hước", nói thêm rằng: "Sao các người có thể chê bai một lời khen tuyệt vời như thế?"

Một năm sau, ông Berlusconi gặp gia đình Obama tại hội nghị thượng đỉnh G20. Sau đó, ông nói với cánh nhà báo rằng: "Tên ông ấy là gì? Cái người da rám nắng ấy. À, Barack Obama! Các anh không tin được đâu, nhưng cả 2 vợ chồng họ đã tắm nắng cùng nhau đấy, vì bà vợ cũng có làn da rám nắng."

"Trông như mấy tượng sáp cũ khủng khiếp"

5 loi

Thái tử Charles. Ảnh: express.co.uk

Mặc dù là thành viên Hoàng gia Anh, nhưng Thái tử Charles cũng không tránh khỏi lần "vạ miệng".

Cuốn nhật ký năm 1997 của Thái tử về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc đã hé lộ quan điểm của ông về các nhà chức trách, khi ông mô tả họ "trông như mấy cái tượng sáp cũ khủng khiếp" và gọi một buổi lễ trao trả của phía Trung Quốc là "màn trình diễn kinh khủng kiểu Xô viết".

Hoàng tế Philip, phu quân của Nữ hoàng, đã từng nói với các du học sinh Anh tại Trung Quốc trong chuyến thăm năm 1986 rằng "nếu các cháu ở đây lâu hơn nữa thì tất cả sẽ bị mắt híp đấy".

"Kẻ thích tự sướng", "y tá tàn bạo"

5 loi

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson

Không hề thua kém những cái tên phía trên, tân Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng liên tiếp sở hữu những lời bình luận gây sốc về các chính khách.

Ông gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là "kẻ thích tự sướng", miêu tả bà Hillary Clinton trông giống "một nữ y tá tàn bạo trong nhà thương điên".

Ngoại trưởng Anh còn chế nhạo rằng lý do duy nhất để ông "không thèm tới vài nơi ở New York là vì nguy cơ gặp phải Donald Trump".

Nếu Anh và Philippines có xảy ra xung đột, có lẽ ông Johnson và ông Duterte sẽ tỏ ra rất hợp nhau trong phong cách ngoại giao.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Park chúc mừng tuyển Việt Nam

Thầy Park chúc mừng tuyển Việt Nam

GD&TĐ - Chiến lược gia Hàn Quốc Park Hang-seo ‘gửi gắm’ tương lai vươn tầm châu lục của bóng đá Việt Nam cho đàn em đồng hương Kim Sang-sik.