Tình yêu không phải lúc nào cũng êm đềm, suôn sẻ. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp phải sóng gió từ những mâu thuẫn của hai bên. Vậy làm thế nào để cuộc cãi vã chấm dứt, làm dịu đi những căng thẳng?
Chuyên gia tâm lý Mai Việt Đức chia sẻ kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong tình yêu nhé!
Khoảng không gian riêng
Khi xuất hiện một mâu thuẫn nào đó kéo dài, hai bạn cần có một khoảng không gian riêng, yên tĩnh một mình cũng có thể là đi dạo, uống cà phê,.. để suy nghĩ lại mọi chuyện đã xảy ra với bạn đời của mình.
Vạch ra những mấu chốt của cuộc cãi vã dẫn đến những mâu thuẫn khó có thể giải quyết lên một tờ giấy, phân tích lại vấn đề, nhận diện vấn đề, xem bên nào đúng, bên nào sai, rồi đưa ra những hướng giải quyết phù hợp, tránh sự hiểu lầm, gây tổn thương cho đôi bên.
Bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc, hành vi và lời nói
Để giải quyết mâu thuẫn trong tình yêu, hai bạn phải giữ bình tĩnh bởi chỉ có bình tĩnh mới có thể giải quyết được mọi chuyện, mọi vấn đề sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn.
Tránh sự căng thẳng, khó chịu khi vấn đề chưa được rõ ràng hay xuất hiện những hành vi, những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của đối phương.
Còn nếu bạn coi việc cãi nhau là mặt trận sinh tử và nhất định phải có bên thắng bên thua, để được dịp nâng cao cái "tôi" cá nhân của bạn lên, thì xin chia buồn là bạn chỉ ích kỷ tự yêu bản thân mình mà thôi.
Im lặng
Trong lúc cơn tức giận đang dâng trào và lấn át lý trí, chúng ta thường sẽ nói ra những điều tồi tệ khiến đối phương bị tổn thương nặng nề.
Do đó, khi mâu thuẫn đang ở đỉnh điểm, căng thẳng, biện pháp tốt nhất trong trường hợp này chính là cố gắng đợi ít nhất 2 giờ thậm chí có thể là một vài ngày để cơn giận được nguôi ngoai, sau đó thực hiện một cuộc trò chuyện thẳng thắn với người ấy
Khi nào hai bên giảm bớt sự nóng giận, cau có thì tiếp tục ngồi nói chuyện với nhau, làm rõ mọi việc, để hai bên hiểu rõ nhau hơn.
Lắng nghe và tha thứ
Thực sự lắng nghe là một phần quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Trong ví dụ ở trên, nếu người phạm lỗi trả lời rằng: “Anh xin lỗi vì việc về muộn đã khiến em buồn”, thì điều này báo hiệu việc họ đang tích cực lắng nghe và cố gắng hiểu vấn đề.
Việc bạn cần làm ngay lúc này là tập trung hoàn toàn vào đối phương để nắm bắt tình hình hiện tại của họ.
Ngoài ra, chúng ta còn phải học cách tha thứ và không được giữ sự tức giận trong lòng. Cảm giác khó chịu là một trong những yếu tố có sức phá hoại vô cùng lớn trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu đối phương đã chịu xin lỗi về hành động của họ, bạn hãy mở lòng, bao dung và tha thứ, như tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”.
Sẵn sàng nói xin lỗi
Hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn khi nói ra hai từ “xin lỗi” mặc dù việc này vô cùng đơn giản. Có lẽ cái “tôi” quá lớn của mỗi cá nhân không cho phép sự nhún nhường xuất hiện, thậm chí nó còn mách bảo rằng việc nhận lỗi khiến chúng ta trông có vẻ rất ngốc nghếch và đáng thương. Tuy nhiên, dù lý do là gì, bạn cũng cần học cách thừa nhận lỗi của mình nếu đã lỡ có thái độ không mấy tích cực.