5 dấu hiệu ở trẻ sơ sinh chứng tỏ sau này con sẽ cao lớn

Nếu trẻ có những dấu hiệu này ngay từ khi còn nhỏ, con sẽ có khả năng sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chiều dài lúc mới sinh

Chiều dài lúc mới sinh của một đứa trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, trẻ sinh đủ tháng có chiều dài trung bình là 50cm. Nhưng chiều dài của các bé thường dao động trong khoảng 45,7 – 60cm.

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ cao thêm 4-5cm nữa.

Nếu bố mẹ thấy con mình có chiều dài nhỉnh hơn trung bình ngay từ khi ra đời thì sau này con có khả năng sở hữu chiều cao mơ ước.

Bàn chân

Khi đứng, trọng lượng cơ thể của người cao sẽ dồn về phía trước. Vì vậy, những người cao thường có bàn chân to hơn để giữ thăng bằng và tránh bị ngã khi đi.

Nhiều trường hợp bé trai chậm phát triển chiều cao hơn so với bạn đồng trang lứa nhưng nếu bé sở hữu bàn chân to thì xác suất cao lớn sau dậy thì sẽ cao.

Cổ

Ngoài bàn chân, cổ cũng phản ánh chiều cao tương lai của trẻ. Nhiều người mẫu, hoa hậu sở hữu chiếc cổ rất dài. Thông thường người cao sẽ không có cổ ngắn và ngược lại.

Cánh tay

Khi dang rộng hai cánh tay, khoảng cách từ ngón tay giữa của bàn tay này đến ngón giữa của bàn tay kia được cho là chiều cao của người đó. Đây là phương pháp ước tính và có chênh lệch với thực tế. Tuy nhiên, những đứa trẻ có sải tay dài cũng có thể tiên đoán về chiều cao của trẻ trong tương lai sẽ không thấp.

Trẻ cao hơn bạn đồng trang lứa

Trong giai đoạn bé chập chững biết đi, nếu trẻ cao hơn những bạn đồng trang lứa thì sau này có thể bé sẽ cao lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ thấp hơn các bạn, cha mẹ cũng không cần phải buồn. Vì chiều cao của trẻ sẽ còn tiếp tục phát triển.

Quan trọng là cha mẹ phải chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với vận động và nghỉ ngơi hợp lý để trẻ có điều kiện phát triển chiều cao tối ưu.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.