5 căn bệnh di truyền thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh để lại nhiều hệ lụy về sau, bố mẹ cần chú ý

GD&TĐ - Nhiều trường hợp không may một số bệnh lý từ bố mẹ lại được di truyền sang trẻ sơ sinh. Đây là những căn bệnh sẽ để lại rất nhiều hệ lụy về sau, ảnh hưởng không chỉ về tâm sinh lý mà còn về mặt sức khỏe thể chất. Bố mẹ hãy chú ý với 5 căn bệnh di truyền phổ biến sau đây:

5 căn bệnh di truyền thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh để lại nhiều hệ lụy về sau, bố mẹ cần chú ý

1. Bệnh dị ứng

vitafood-cach-chua-benh-di-ung-o-tre-em

Tỉ lệ di truyền bệnh dị ứng từ bố mẹ sang con cái là 50 -50. Tuy nhiên nếu bố mẹ cùng bị dị ứng thì tỷ lệ di truyền còn cao hơn nữa.

Di ứng ở trẻ thường có biểu hiện ở nhiều sạng khác nhau như ho, ngứa mắt, nổi mẩn, phát ban, dị ứng mũi, hắt hơi, thở khò khè… Một số trường hợp trẻ có thể bị bệnh hen suyễn. Nếu bố mẹ từng bị dị ứng với bất cứ thực phẩm nào thì cũng có thể con sẽ có xu hướng bị dị ứng thực phẩm như vậy.

Khi bị dị ứng nhẹ, bé chỉ cần sử dụng thuốc kháng histamin và sử dụng thuốc nhỏ mũi, mắt. Trong trường hợp bị nặng bác sĩ sẽ tiến hành tiêm ngừa dị ứng trong thời gian dài, tùy theo tình trạng của trẻ.

2. Bệnh tan máu bẩm sinh

bayi-muntah-1024x554

Thông thường 25% trẻ em mắc bệnh tan máu bẩm sinh là do bố hoặc mẹ từng có tiền sử mắc bệnh hoặc có mang gen lặn mang bệnh. Đây còn gọi là bệnh thiếu máu bẩm sinh và có tỷ lệ di truyền trong gia đình rất cao. Khi trẻ bị mắc bệnh này thì nguy cơ cả đời bị truyền máu và nếu không điều trị kịp thời sẽ không sống quá nổi 10 năm.

Trên thực tế, bố mẹ có thể tránh được nguy cơ truyền bệnh tan máu bẩm sinh cho con bằng cách tiến hành xét nghiệm trước hôn nhân.

Trong trường hợp bạn sinh con những chưa xét nghiệm thì cần chú ý theo dõi để phát hiện bệnh lý sớm. Nếu để lâu bệnh sẽ chuyển sang biến chứng suy tim, xơ gan, đái tháo đường… rất khó khăn để điều trị.

3. Bệnh bạch tạng

Bệnh nhân mắc bệnh bạch tạng toàn phần thường có da trắng bạch, tóc trắng, mắt đỏ.

Bệnh nhân mắc bệnh bạch tạng toàn phần thường có da trắng bạch, tóc trắng, mắt đỏ.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh bạch tạng là do cơ thể thiếu hụt chất melanin để tạo ra sắc tố cho da, mắt, lông và tóc. Bệnh bạch tạng là bệnh di truyền gen đột biến từ lúc mới sinh làm giảm sự tổng hợp melanin trong cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh bạch tạng toàn phần thường có da trắng bạch, tóc trắng, mắt đỏ.

Trong nhiều trường hợp, cơ thể vẫn có thể sản xuất được một phần melanin thì da vẫn có màu nâu, mắt màu nâu nhạt.

Bệnh bạch tạng không hẳn là căn bệnh chết người nhưng bệnh nhân sẽ phải chịu rủi ro cao về ung thư da, rối loạn thị giác, bị tổn thương về mặt tinh thần.

4. Bệnh chàm Eczema

10-cach-khac-phuc-benh-eczema-o-tre-em11535173357

Đây còn gọi là bệnh chàm khô thường khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Eczema là bệnh hoàn toàn có thể di truyền cho con cái và sẽ bộc phát bất cứ lúc nào nếu bé gặp đồ ăn, thức uống, khí hâu,… không phù hợp.

Bệnh chàm Eczema thường là tình trạng viêm da mãn tính với biểu hiện là da đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. Trẻ mắc bệnh thường quấy khóc, khó chịu, giảm bú, tùy cơ địa của từng trẻ mà mức độ bệnh khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và sẽ chấm dứt khi trẻ trưởng thành.

Đây còn gọi là bệnh chàm khô thường khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.

5. Bệnh liên quan đến thị lực

123802tre-bi-ngua

Nếu trong gia đình bạn có những người gặp phải vấn đề thị giác như cận thị, mù màu, chứng suy giảm khả năng nhìn… thì rất có thể sẽ di truyền cho bé. Bạn nên chú ý đến việc bảo vệ mắt cho bé ngay từ đầu bằng cách hạn chế thời gian xem tivi hay máy tính.

Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ như thường hay nheo mắt, phân biệt màu sắc có chính xác không, chảy nước mắt, nhìn mờ… để sớm phát hiện ra những vấn đề về thị lực của bé.

Mẹ cũng không cần quá lo lắng hãy theo dõi một thời gian xem diễn biến như thế nào. Nếu những vấn đề về thị lực của bé vẫn không thay đổi thì nên đưa trẻ tới chuyên khoa để thăm khám và được chuẩn đoán.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ