4 việc nên làm trong ngày Tết Trùng Cửu để gặp may mắn

GD&TĐ - Trong các ngày lễ Tết cổ truyền dân gian có một ngày rất quan trọng là Tết Trùng Cửu, diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.

4 việc nên làm trong ngày Tết Trùng Cửu để gặp may mắn

Chuyên gia phong thủy Tam Nguyên cho biết, theo phong tục tập quán xưa, Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương là ngày Tết cổ xưa của người Việt, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm (số 9 có ý nghĩa là trường thọ và là con số dương. Sự lặp lại hai lần được gọi là Trùng Cửu, Trùng Dương).

Tết được tổ chức nhằm mục đích mong cầu sức khỏe, đồng thời bày tỏ tấm lòng yêu thương với mọi người trong gia đình. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới bạn nguồn gốc ra đời và ý nghĩa Tết Trùng Cửu ở Việt Nam.

Tết cửu trùng là gì?

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương vào ngày 9/9 Âm lịch hàng năm. Cũng như nhiều ngày lễ, tết khác ở Việt Nam, ngày Tết Trùng Cửu được bắt nguồn từ Trung Quốc rồi du nhập vào nước ta. Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương.

Ngoài tên gọi là Tết Trùng Cửu hay Tết Trùng Dương, còn có một cách nói khác là “Từ thanh” – “tạm biệt thảm cỏ xanh”. Sau ngày Trùng Cửu diễn ra, mùa đông đến, cây cối cằn cỗi, mọi người không thể đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, ngày Tết Trùng Cửu là cơ hội mọi người có thể đi chơi trước khi mùa đông tới.

Tết Trùng Cửu năm được diễn ra vào thứ ba ngày 4/10 dương lịch.

Vào ngày Tết Trùng Cửu, mọi người thường làm gì?

Uống rượu, trà hoa cúc

Vào tiết trời mùa thu se se lạnh, trời âm u, cái nóng chưa qua mà khí lạnh đã về, thời điểm giao mùa đất trời sinh độc, con người dễ ốm. Mọi người thường có thói quen uống rượu hoặc trà hoa cúc để mát gan, tiêu độc, giải cảm.

Hiếu lễ, quan tâm tới đấng sinh thành

Vào ngày này, con cháu thường nấu ăn và dành thời gian bên ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn thành kính.

Tết Trùng Cửu còn là ngày của người già – Lão nhân Tiết. Việc hiếu kính với người lớn thể hiện mong muốn cha mẹ, người già được mạnh khỏe, sống lâu.

Sau khi mùa màng được thu hoạch, con cháu trong gia đình thường dành thời gian để nấu những món ngon dâng tặng ông bà, bố mẹ. Cũng có một số gia đình tặng tiền thể hiện sự quan tâm. Đây cũng là nét đẹp đáng để trân trọng, giữ gìn trong ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam.

Mua vàng để nguyện cầu tài lộc, may mắn

Vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nhiều người quan niệm rằng việc mua vàng rồi tích trữ sẽ mang lại tài lộc, may mắn cho cả năm.

Ném những trái cam vàng ra trước cửa để đón nhận tài lộc

Vì Tết Trùng Dương rơi vào chính mùa thu – mùa mà cây cam vàng cho sai quả. Chính vì vậy, người ta truyền tai nhau rằng, vào ngày Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, nếu ném cam vàng thì sẽ xua tan những điều xui xẻo ra ngoài, đón nhận những điều may mắn, vượng khí đến.

Theo kiến thức về Tết Trùng Cửu ở Việt Nam, trước khi ném hãy nguyện cầu những hy vọng của bản thân về cuộc sống, sự nghiệp, sức khỏe hay tình duyên. Tại một số nơi, người dân thường viết lời cầu nguyện trực tiếp trên những quả cam vàng rồi bắt đầu ném.

Vì là ngày Tết cổ của dân tộc nên ngày nay, người Việt chỉ thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên chứ không tổ chức làm cỗ cúng như các ngày lễ lớn khác.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Theo đuổi ước mơ

GD&TĐ - Một hôm, trong làng xuất hiện ông lão kỳ lạ, từng lang thang khắp nơi. Hu Wa cùng nhóm bạn nhỏ giống như lũ chim sẻ tíu tít vây quanh ông...

Cha con NSƯT Quyền Văn Minh sẽ chơi cùng các nghệ sĩ band Bình Minh Jazz Club.

NSƯT Quyền Văn Minh tái ngộ khán giả

GD&TĐ - NSƯT Quyền Văn Minh và con là nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc sẽ tái ngộ khán giả tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) trong liveshow 'Cha, con và nhạc Jazz'.