Trong khi nhiều người thường ăn uống qua loa, không chú trọng đến những hoạt động hàng ngày của mình thì lại có không ít người lại rất tỉ mẩn. Không cần đến một thực đơn giảm cân khắc nghiệt với bản thân, thực tế rằng, một số thói quen mà bạn vẫn làm hàng ngày tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng lại cực kì có ý nghĩa trong việc giúp cắt giảm lượng calo tiêu thụ, chống lại cảm giác thèm ăn, và cuối cùng là đem lại hiệu quả giảm cân.
Uống nước trước bữa ăn
Có thể nói đây là điều đơn giản nhất bạn có thể làm nếu không muốn ăn quá nhiều trong các bữa ăn. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Obesity (Béo phì) đã chứng minh điều này. Kết quả chỉ ra rằng uống một vài ly nước trước bữa ăn sẽ dẫn đến ăn ít calo hơn và tăng mức độ trao đổi chất khoảng 30% trong vòng 10 phút. Nhờ đó, lượng calo bạn hấp thụ sẽ được đốt cháy hết trước khi bạn bắt đầu bữa ăn tiếp theo.
Uống một vài ly nước trước bữa ăn sẽ dẫn đến ăn ít calo hơn.
Ăn súp trước bữa ăn
Điều này có vẻ phi lý vì bạn nghĩ rằng ăn súp trước bữa ăn sẽ làm tăng lượng calo vào cơ thể. Nhưng thực tế không phải vậy. Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên Tạp chí Appetite cho thấy những người những người ăn súp trước bữa trưa sẽ giảm lượng calo tiêu thụ 20% so với những người không ăn. Việc này không làm cho họ cảm thấy đói mà trái lại còn khiến họ dễ chịu và có khả năng giảm cân tốt hơn.
Ngửi mùi thức ăn trước khi ăn
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Flavour thấy rằng thức ăn càng có mùi mạnh thì chúng ta ăn càng ít. Những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đã tiến hành ăn các khẩu phần tráng miệng của mình. Và những người chọn món ăn có mùi thơm mạnh lại ăn ít hơn 5-10% so với các món ăn bình thường ít mùi khác.
Ngửi mùi thức ăn trước khi ăn để giảm thiểu lượng calo hấp thụ.
Mùi hương đóng một vai trò trong sự hài lòng, do đó, hãy thêm gia vị thơm cho bữa ăn, như gừng tươi, húng quế, quế, hoặc hương thảo... vào các món ăn để giảm thiểu lượng calo bạn tiêu thụ.
Hình dung bữa ăn trước đó của bạn
Các nhà khoa học tại Đại học Birmingham đề nghị các tình nguyện viên nhớ lại bữa trưa của họ trước khi ăn nhẹ giữa buổi chiều, bao gồm món ăn, cách trang trí, hương vị, cách họ đã nhai, nuốt và cảm nhận... Kết quả là những người có thể nhớ chi tiết về bữa trưa lại ăn ít hơn những người không có nhiều ấn tượng về bữa ăn đó.
Các tình nguyện viên được chia làm 3 nhóm, một nhóm được yêu cầu nhớ lại rõ ràng cách họ đã ăn trưa như thế nào, một nhóm khác được đề nghị đọc báo và một nhóm không có hướng dẫn nào. Những người được đề nghị nhớ lại bữa ăn trưa của họ cụ thể nhất cũng ăn ít hơn đáng kể so với những người thuộc 2 nhóm còn lại.
Do vậy, nếu không muốn ăn nhiều, bạn hãy nghĩ đến bữa ăn trước đó của bạn để giảm cảm giác thèm ăn khủng khiếp từ các thực phẩm đang có trước mắt.