4 sai lầm của mẹ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Mẹ hãy ghi nhớ và tránh xa 4 sai lầm dưới đây để giúp bệnh tình của trẻ không bị kéo dài và trở nên nặng hơn.

4 sai lầm của mẹ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài
4 sai lam cua me khien tre bi tieu chay keo dai - Anh 1

Khi thấy con mình bị bệnh, tâm lý lo lắng, đứng ngồi không yên của các bậc làm cha làm mẹ là điều dễ hiểu được. Tuy nhiên, một số bà mẹ có những cách thức sai lầm trong việc điều trị tiêu chảy cho trẻ khiến tình trạng của bé không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn. Dưới đây là 4 sai lầm hay gặp phải, các mẹ cần biết để phòng tránh:

Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài hoặc các loại lá ổi, hồng xiêm

Có bệnh thì phải dùng thuốc, nhưng nếu mẹ tự ý cho bé uống thuốc chống nôn cầm đi ngoài là rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo, nhưng thực chất lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều và có thể tử vong nếu không kịp thời chữa trị.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu mẹ chăm sóc bé sai cách thì rất dễ khiến tình trạng bệnh càng kéo dài và nặng hơn

Một số mẹ thì nghe theo những mẹo dân gian dùng lá ổi, lá hồng xiêm hoặc những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc cho trẻ uống mà không hề biết rằng chúng có thể ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tự ý dùng kháng sinh cho bé

Rất nhiều bà mẹ có thói quen hễ thấy con bị bệnh gì như ngạt mũi, ho ở trẻ em,… đều mua thuốc kháng sinh cho con sử dụng. Đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Do đó, khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.

Kiêng thịt, cá, trứng, sữa cho bé

Quan niệm khi bé bị tiêu chảy cần kiêng những thực phẩm giàu dinh dưỡng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, khi trẻ mắc bệnh, cơ thể yếu nên cần được bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm như tôm, thịt, cá, trứng, sữa để bé không bị kiệt sức do thiếu chất, đồng thời các loại thực phẩm này còn giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Mẹ lưu ý rằng, nên chọn các loại thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này. Các món ăn cũng cần chế biến lỏng, dễ tiêu cho bé dễ hấp thụ.

Khi trẻ bị tiêu c hảy mẹ cần bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để giúp bé không bị kiệt sức

Cho trẻ uống oserol không đúng nồng độ

Dung dịch oserol có tác dụng bù nước cho trẻ khi bị tiêu chảy, là loại dung dịch phổ biến nhất giúp bé không rơi vào tình trạng mất nước. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé uống oserol với nồng độ không thích hợp, pha sai cách, quá đặc hoặc quá loãng sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều, làm tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, nếu orsesol pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp thêm quá nhiều muối, tăng lượng muối có trong máu, khiến trẻ sốt cao, co giật, hôn mê,…

Trên đây là 4 sai lầm các mẹ thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Để tránh những sai lầm không đáng có này mẹ cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em, từ đó có cách chăm sóc và điều trị kịp thời. Để bảo đảm an toàn nhất là mẹ vẫn nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kịp thời theo dõi và có biện pháp điều trị đúng cách.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ