4 hiểu lầm tai hại về cân nặng của bé chứng tỏ mẹ chẳng có kiến thức dinh dưỡng

Trẻ to béo là trẻ khỏe mạnh, thông minh? Nuôi con còi là mẹ không biết nuôi con? là những áp lực "không tên" mà hầu hết bà mẹ nào cũng gánh chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời tốt nhất.

4 hiểu lầm tai hại về cân nặng của bé chứng tỏ mẹ chẳng có kiến thức dinh dưỡng

1. Trẻ to béo là thông minh, khỏe mạnh?

Tâm lý chung của người Việt là thích trẻ to béo, mập mạp. Chỉ cần nhìn trẻ con to mập là kết luận trẻ khỏe mạnh, còn nếu trẻ gầy thì sẽ yếu ớt, thiếu chất. Dường như, từ lâu nay các mẹ đã tự làm bác sĩ cho con mình và bác sĩ cho con hàng xóm, nên chỉ cần nhìn vẻ ngoài to - nhỏ là có thể biết trẻ khỏe hay không?

Chính điều này đã gây ra áp lực không nhỏ tới việc nuôi con của nhiều bà mẹ. Đặc biệt là những bà mẹ nuôi con "mãi không chịu lớn".

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Anh và các nước khác trên thế giới, để đánh giá sự khỏe mạnh, thông minh của một đứa trẻ dựa trên 5 yếu tố. Và cân nặng chỉ là 1 trong những yếu tố mà thôi. Bé cần phải đạt được các yếu tố khác như chế độ ăn của bé, chiều cao có tương xứng cân nặng, hoạt động thẻ chất, phản xạ giao tiếp.

Nếu bé to béo nhưng hoạt động thể chất kém, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, phản xạ giao tiếp chưa tốt thì bé chưa phải là em bé thông minh, khỏe mạnh như nhiều người lớn tự "kết luận".

Tuy nhiên, một em bé có cân nặng có thể thấp hơn mức trung bình từ 1 - 3 tháng, nhưng chiều cao phù hợp với sự phát triển của bé, chế độ ăn phong phú, phản xạ giao tiếp tốt, hoạt động thể chất tốt thì được xem là em bé khỏe mạnh, thông minh.

4 hieu lam tai hai ve can nang cua be chung to me chang co kien thuc dinh duong - Anh 1

2. Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy là do kém hấp thu?

Kém hấp thu không phải là vì trẻ ăn nhiều mà vì mẹ cho trẻ ăn gì? Nếu chế độ ăn của trẻ nghèo nàn, không đủ 4 nhóm tinh bột, chất béo, chất xơ, đạm và không phân bổ đều trong bữa ăn thì trẻ ăn bao nhiêu cũng gầy. Điều này cũng tương tự như ở người lớn, vì sao nhiều người ăn nhiều mà không mập nhưng nhiều người ăn ít lại mập?

Kém hấp thu là bệnh lý nên sẽ đi kèm với nhiều bệnh lý khó chịu khác. Do đó, nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng tăng cân chậm có thể do:

- Con đang tự điều chỉnh cân nặng của mình vào một vài thời điểm trước 2 tuổi. Đây là nhu cầu bình thường của trẻ và tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt những trẻ đang có dấu hiệu béo phì.

Ngoài ra, nếu thời gian lệch chuẩn cân nặng không nhiều hơn 3 tháng so với chuẩn trung bình (WHO) thì mẹ không cần phải lo lắng.

- Một số trẻ có thể ăn ít hơn và mẹ cần chấp nhận đây là nhu cầu thực của trẻ để tránh nhồi nhét, ép trẻ ăn.

Để biết trẻ kém hấp thu hay không cần cho trẻ đi khám và làm xét nghiệm lâm sàng xem trẻ có mắc bệnh lý nào hay không như đường ruột, dạ dày chẳng hạn.

3. Để trẻ tăng cân cần cho ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng?

Thực phẩm giàu dinh dưỡng là gì? Rất nhiều mẹ hiểu lầm rằng, các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp cho trẻ tăng cân nhanh là yến sào, canxi, lysin, gạo lức... và tìm mọi cách để mua được và ép trẻ ăn.

Việc ép trẻ ăn sẽ dẫn tới biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi). Hoặc trẻ có thể biếng ăn theo giai đoạn, từng cơn, hoặc bị béo phì, não bộ và tâm lý mất cân bằng.

Chưa kể, việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng khi trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ và gây gánh nặng cho thận và gan.

4. Cân nặng có thực sự quan trọng trong sự phát triển của trẻ?

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá trẻ khỏe mạnh, thông minh hay không, nó rất cần thiết nhưng không phải là tất cả. Nếu cân nặng của trẻ phù hợp với những tiêu chí phát triển khác thì cân nặng đó hoàn toàn bình thường.

Cha mẹ nên học cách bình thản với cân nặng của trẻ và tránh so sánh cân nặng của con mình với con hàng xóm. Mỗi đứa trẻ đều có chuẩn phát triển khác nhau cả về cân nặng, chiều cao, trí tuệ. Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, mỗi tháng trẻ có thể chỉ tăng từ 1 - 2 lạng là bình thường. Trung bình 1 năm trẻ có thể chỉ tăng 1kg - 2kg.

Cha mẹ cần theo dõi xem sự phát triển về giao tiếp, hoạt động xã hội của trẻ như thế nào. Cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, ăn đa dạng phong phú thay vì chỉ tập trung vào chất béo, đạm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sau này như tim mạch, tiểu đường, béo phì, gan, thận...

Theo Em Đẹp/Yeutre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.