Lực nắm tay yếu
Theo một đánh giá trên Tạp chí Quốc tế về Tim mạch hồi năm 2016, khả năng cầm nắm của tay yếu và cử động chậm có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim ở người cao tuổi.
Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ PLOS One cũng cho hay, lực nắm tay mạnh hơn có thể là dấu hiệu trái tim khỏe mạnh.
Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể trở thành một biện pháp hữu ích để xác định những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Mụn nước nhỏ trên da tay
Tay hoặc cổ tay nổi mẩn đỏ hoặc nổi mụn nước có thể là dấu hiệu dị ứng niken - kim loại tự nhiên màu bạc có trong tự nhiên.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, dị ứng niken là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Những đồ vật chứa niken như vòng tay, đồng hồ, nhẫn thậm chí cả điện thoại gây phát ban đỏ ở tay.
Tay tê hoặc kiến bò
Nếu bàn tay bạn bị tê và kiến bò, bạn có thể mắc hội chứng ống cổ tay. Theo Matthew Barrett - trợ lý giáo sư về thần kinh tại Đại học Virginia ở Charlottesville, Mỹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra để xem xem hệ thần kinh hoặc cơ bắp có bị tổn thương.
Nhưng có rất nhiều lý do khác khiến bàn tay bị tê và kiến bò, ví dụ như khi thở nhanh do lo lắng.
Ngón tay cò sung
Ngón tay cò súng (ngón tay bật) sẽ hạn chế vận động ngón tay. Khi bạn cố gắng uốn cong hoặc duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ bị cứng hoặc bó chặt trước khi bật ra thẳng.
Ngón tay cò súng, hay ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương.
Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách trơn tru được, nên ngón tay bị khóa tại chỗ. Phụ nữ hay mắc căn bệnh này hơn nam giới. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến ngón tay đeo nhẫn hoặc ngón tay cái.
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Bệnh thường phổ biến nhất ở những người bị viêm khớp, mắc bệnh tuyến giáp và tiểu đường, cũng như những người sử dụng ngón tay nhiều trong công việc.