4 cách sử dụng sai lầm khiến điện thoại nóng rẫy

GD&TĐ - Điện thoại nóng lên trong quá trình sử dụng là chuyện khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu quá nóng lại là vấn đề nghiêm trọng.

4 cách sử dụng sai lầm khiến điện thoại nóng rẫy

4 giờ 10 phút là thời gian trung bình hàng ngày một người sử dụng điện thoại di động. Do đó, điều chúng ta mong đợi là phương tiện kết nối và giải trí này của mình luôn hoạt động một cách tối ưu.

Những dấu hiệu cảnh báo điện thoại của bạn bị nóng

Một trong những vấn đề bạn có thể thường xuyên gặp phải là điện thoại thông minh của bạn quá nóng. Ngay cả trước khi có dấu hiệu quá nhiệt rõ ràng, chẳng hạn như cảm thấy điện thoại của bạn trở nên ấm hơn so với bình thường, hoặc điện thoại xuất hiện cảnh báo nhiệt độ, thì những biểu hiện dưới đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn đang quá nóng:

Các ứng đang chạy trở nên chậm hơn, một số ứng dụng mất một lúc để mở hoặc đang chạy thì đóng đột ngột.

Đèn flash máy ảnh ngừng hoạt động.

Quá trình sạc pin mất nhiều thời gian hơn bình thường hoặc hoàn toàn không sạc.

Màn hình có thể mờ hoặc thậm chí tắt.

Báo lỗi tín hiệu khi điện thoại chuyển sang chế độ năng lượng thấp.

Nguyên nhân khiến điện thoại quá nóng

Sử dụng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp

Mặc dù nghe có vẻ hiển nhiên nhưng vào những ngày nắng nóng, hãy tránh để điện thoại thông minh của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bên trong ô tô.

Điều này có thể vô tình xảy ra mà bạn thậm chí không nhận ra, chẳng hạn như đi ăn trưa ngoài trời và đặt điện thoại trên bàn, hoặc ra bãi biển chụp ảnh giữa trời nắng. Tương tự, khi bạn đi ô-tô và sử dụng hệ thống định vị của điện thoại, bạn có thể gắn ngay trên kính chắn gió là vị trí bị rọi nắng.

Nếu nhiệt độ vượt quá 35°C, bạn nên tránh sử dụng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp.

Để bên cạnh máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác

Trong khu vực làm việc, chúng ta thường đặt tất cả các công cụ cần thiết như máy tính, máy tính bảng bên cạnh điện thoại di động. Và sau khi sử dụng, thậm chí giữ tất cả chúng trong cùng một túi.

Nếu bất kỳ thiết bị nào trong số này bị nóng, chúng sẽ truyền nhiệt sang các thiết bị khác ở gần, việc nóng âm ỉ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của thiết bị điện tử về lâu dài. Đó là lý do tại sao tốt nhất nên giữ chúng tách biệt.

Tránh để điện thoại di động trong túi quần

Nếu đó là một ngày có nhiệt độ cao, cộng thêm nhiệt độ cơ thể, bạn sẽ rất khó để làm mát một chiếc điện thoại đang quá nóng, hoặc thậm chí là giữ cho nó không nóng thêm. Đó là lý do tại sao bạn không nên mang điện thoại trong túi mọi lúc, chứ đừng nói đến những ngày quá nóng.

Không để ý đến điện thoại đang chạy những chương trình gì

Để điện thoại gần nguồn nhiệt không phải là lý do duy nhất khiến điện thoại có thể nóng lên. Giống như một chiếc máy tính nhỏ nhưng không có quạt, các thành phần bên trong của điện thoại cũng có thể nóng lên đáng kể khi chạy các ứng dụng nặng đòi hỏi xử lý nhiều dữ liệu.

Nếu bạn đang gặp sự cố này, hãy tắt các chức năng chung hoặc các quy trình không cần thiết tiêu tốn tài nguyên và năng lượng từ điện thoại di động của bạn, chẳng hạn như các cập nhật phần mềm đang chạy nền, các ứng dụng chia sẻ dữ liệu (bluetooth, 4G, hotspot).

Theo brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.