3 kịch bản phục hồi tổn thất do Covid-19

3 kịch bản phục hồi tổn thất do Covid-19

Kết quả trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào diễn biến củađại dịch và sự lựa chọn chính sách của chính phủ.

Tiêu cực giả định với 340 triệu lao động mất việclàm

Mô hình phục hồi cơ bản dự báo tổn thất về giờ làmviệc giảm 4,9% tương đương với 140 triệu lao động toàn thời gian so với Quý IVnăm 2019, với giả định công cuộc khôi phục các hoạt động kinh tế được thực hiệntheo dự báo, các biện pháp hạn chế đối với nơi làm việc được dỡ bỏ và tiêu dùngvà đầu tư được khôi phục.

Kịch bản tiêu cực giả định làn sóng dịch thứ haibùng phát và các biện pháp khống chế dịch bệnh được thiết lập lại, khiến côngcuộc phục hồi chậm lại đáng kể. Hệ quả của nó là số giờ làm việc sẽ giảm 11,9%,tương đương với 340 triệu lao động toàn thời gian so với Quý IV năm 2019.

Kịch bản lạc quan giả định việc làm của người lao độngđược nhanh chóng khôi phục lại, thúc đẩy đáng kể tổng cầu và tạo việc làm. Vớisự phục hồi đặc biệt nhanh này, mức tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu sẽchỉ còn giảm 1,2% tương đương với 34 triệu lao động toàn thời gian so với QuýIV năm 2019.

Báo cáo đồng thời chỉ ra rằng lao động nữ bị ảnh hưởngđặc biệt nặng nề bởi đại dịch. Điều này có nguy cơ hủy hoại một số tiến bộkhiêm tốn về bình đẳng giới đã đạt được trong những thập kỷ gần đây và làm trầmtrọng thêm bất bình đẳng giới liên quan đến lao động.

Đại dịch COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến đốitượng lao động nữ là do lao động nữ chiếm số đông trong một số lĩnh vực kinh tếbị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng, như lĩnh vực lưu trú, ăn uống, bánhàng và sản xuất. Gần 510 triệu, tức 40% số lao động nữ toàn cầu, hiện đang làmviệc trong bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi đó chỉ có 36,6%lao động nam đang làm trong các ngành nêu trên.

Cầnsự nỗ lực gấp đôi

ILO cảnh báo tổn thất về số giờ làm việc trên toànthế giới trong nửa đầu năm 2020 tồi tệ hơn nhiều so với dự báo. Trong khi đó,khả năng phục hồi trong 6 tháng cuối năm hầu như không chắc chắn, không đủ để quaylại mức trước đại dịch, ngay cả với kịch bản tích cực nhất.

Theo Báo cáo nhanh số 5 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm, tổng số giờ làm việc toàn cầu đã giảm 14% trong quý II năm 2020, tương đương với 400 triệu lao động toàn thời gian, với giả định lao động làm việc 48 giờ một tuần. Đây là mức giảm sâu hơn nhiều so với con số dự báo 10,7% tương đương với 305 triệu lao động toàn thời gian đưa ra trong Báo cáo nhanh được công bố ngày 27/5.

Những số liệu mới cho thấy, trong những tuần qua,tình hình đang diễn biến xấu đi ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở những nền kinh tếđang phát triển. Có tới 93% người lao động trên thế giới vẫn đang sống ở nhữngquốc gia hiện vẫn áp dụng biện pháp nào đó liên quan đến đóng cửa nơi làm việc,trong đó các nước châu Mỹ hiện đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất.

Các quốc gia đã và đang triển khai các biện pháp vớitốc độ và phạm vi chưa từng có, tuy nhiên, báo cáo vẫn nêu bật một số thách thứcchính phải đối diện như: Tìm cách cân bằng và thực hiện đúng trình tự các canthiệp chính sách, xã hội, kinh tế và y tế để có thể đem lại kết quả tối ưu chothị trường lao động. Triển khai và duy trì các biện pháp chính sách ở quy mô cầnthiết khi nguồn lực có thể dần trở nên hạn chế hơn. Bảo vệ và tạo điều kiện chocác nhóm dễ bị tổn thương, thiệt thòi và bị ảnh hưởng nặng nề để thị trường laođộng trở nên công bằng và bình đẳng hơn…

Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, cho biết: "Nhữngquyết định được lựa chọn lúc này sẽ có tác động trong nhiều năm tới, đến năm2030 và lâu hơn nữa. Mặc dù các quốc gia đang trải qua những giai đoạn khácnhau của đại dịch và còn rất nhiều việc phải làm, cần nỗ lực gấp đôi nếu muốnvượt qua cuộc khủng hoảng này để thế giới trở nên tốt đẹp hơn giai đoạn trướckhi nó bắt đầu xảy ra".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.