Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc
Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng.
Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.
Chọn nguyên liệu tươi mới, tránh nội tạng cũ hỏng, ôi thiu
Trong thực tế, các cơ quan nội tạng của động vật sẽ không tốt nếu chúng không được lấy ra từ những động vật khỏe mạnh. Những loại nội tạng từ động vật mắc bệnh hoặc không còn tươi, có thể sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể khiến nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, trong việc lựa chọn các bộ phận động vật, bạn phải chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, từ động vật khỏe mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn.
Không ăn nội tạng không được chế biến kỹ
Nội tạng động vật rất dễ nhiễm bẩn nên có thể là một ổ vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lị, thương hàn, bệnh lao, bệnh than, bệnh viêm gan... Đồng thời chúng cũng có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...
Nếu như nội tạng không được sơ chế kỹ càng và nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người, gieo mầm cho nhiều loại bệnh tật.
Lưu ý về số lần ăn nội tạng phải được kiểm soát
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, khi ăn nội tạng động vật nhất định phải kiểm soát số lần sử dụng, cố gắng không ăn quá nhiều nội tạng động vật, số lần ăn nội tạng mỗi tuần tốt nhất là 1 đến 2 lần, lượng ăn mỗi lần tốt nhất là không vượt quá 100g.
Bởi vì các chất dinh dưỡng nội tạng của động vật rất phong phú, tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự tích tụ quá nhiều vitamin trong cơ thể, điều này cũng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Nếu bạn chỉ ăn gan gà hoặc gan lợn, thì mỗi loại sẽ được kiểm soát tốt nhất khoảng 50g.