20 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản

20 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản

(GD&TĐ)- Tính đến tháng 11/2009, tổng vốn đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Việt Nam đã lên trên 20 tỷ USD. Trong các quốc gia có FDI vào Việt Nam, Nhật Bản đang là quốc gia đứng đầu về số vốn FDI đăng ký cũng như vốn thực hiện tại Việt Nam 

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki cho biết tại cuộc họp báo trưa ngày 10/12 về "Tổng kết hai năm tình hình thực hiện Kế hoạch hành động sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn III".

Buổi họp báo "Tổng kết hai năm tình hình thực hiện Kế hoạch hành động sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn III". Ảnh, gdtd.vn
 Buổi họp báo "Tổng kết hai năm tình hình thực hiện Kế hoạch hành động sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản giai đoạn III". Ảnh, gdtd.vn
Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản được bắt đầu thực hiện cách đây 6 năm và trải qua được 3 giai đoạn. 
Giai đoạn 3 của kế hoạch này được thực hiện từ năm 2008, đến nay đã kết thúc. Trong kế hoạch này có 7 nhóm vấn đề với 37 hạng mục, 62 tiểu mục, liên quan đến một số vấn đề có tính trước mắt cũng như dài hạn. (Gồm: thực thi chính sách:luật pháp và đầu tư; thuế; lao động; tiền lương; đình công; hải quan; bảo vệ quyền sở hữa trí tuệ; phát triển công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất ô tô; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện đường, cảng, truyền thông, giao thông đô thị).
Ủy ban Đánh giá và xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản đánh giá; đã có 50/ 60 hạng mục triển khai tốt và đúng tiến độ 10 hạng mục chậm triển khai và 2 hạng mục không đánh giá.
Bộ trưởng Kế hoach-Đầu tư Võ Hồng khẳng định: Sự nỗ lực của các cơ quan chính phủ Việt Nam trong việc triển khai các Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản qua các giai đoạn đã khẳng định đường lối và chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời minh chứng cho chính sách kiên trì của Chính phủ trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư- kinh doanh tại Việt Nam. 
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hai bên đã thống nhất về nguyên tắc sẽ tiếp tục hợp tác trong thời gian tới. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản trong tình hình, bối cảnh mới, đòi hỏi các cơ quan chức năng của hai bên cần nghiên cứu, đề xuất cách thức triển khai mới.
An Sương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.