1. Tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ
Trong thời gian từ tháng 2/2011 đến tháng 1/2012, kính thiên văn Parkes ở New South Wales, Australia đã ghi nhận được 4 đợt bùng nổ sóng tín hiệu vô tuyến nhanh (FRB).
Mỗi tín hiệu kéo dài trong vài mili giây, nhưng phát đi năng lượng nhiều bằng lượng Mặt trời toả ra trong 300.000 năm.
2. Kính thiên văn Arecibo
Sử dụng kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico, các nhà thiên văn học cũng ghi nhận được một tín hiệu FRB vào tháng 11/2012.
Cũng như tín hiệu do kính thiên văn Parkes, chúng di chuyển một khoảng cách rất xa tới Trái đất. Các nhà khoa học tin rằng tín hiệu FRB được phát đi 1000 lần/ngày và các kính thiên văn mới đang được xây dựng để tìm hiểu rõ hơn tín hiệu bí ẩn này.
3. Âm thanh bí ẩn từ hố đen vũ trụ
Từ những dữ liệu thu được, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã tái tạo âm thanh bí ẩn phát ra từ một hố đen nằm trong hệ sao đôi GRS 1915+105.
Đây là hố đen lớn nhất trong thiên hà với kích cỡ lớn hơn Mặt trời 10 đến 18 lần và nằm cách Trái đất 250 triệu năm ánh sáng.
4. Tín hiệu lạ ở dải X-ray
Các nhà nghiên cứu ở Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cho biết họ đã phát hiện một tín hiệu lạ ở dải X-ray đến từ thiên hà Andromeda và cụm thiên hà Perseus.
Các nhà thiên văn học cho rằng những phát xạ lạ này có thể là dấu hiệu của vật chất tối. Nếu được xác nhận, nó sẽ là bằng chứng trực tiếp đầu tiên của vật chất tối.
5. Âm thanh bí ẩn từ sao Thổ
Tàu thám hiểm không người lái Cassini–Huygens được gửi tới sao Thổ năm 1997 và là tàu vũ trụ đầu tiên vào bầu khí quyển của hành tinh này.
Vào tháng 4/2002, nó đã ghi nhận được sóng vô tuyến phát ra từ cực quang quanh hai cực của hành tinh này. Âm thanh bí ẩn thu được rất phức tạp với tần số thay đổi theo thời gian.
6. Tín hiệu SHGb02+14a
Trong dự án mang tên SETI@home, các nhà khoa học đã phát hiện ba tín hiệu vô tuyến bí ẩn thu phát ra từ một điểm nằm giữa chòm sao Song Ngư và chòm sao Bạch Dương, cách Trái đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.
Tín hiệu, được gọi tên là SHGb02+14a, có tần số khoảng 1.420 megahertz, là một trong các tần số chính mà ở đó hydro (nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ) dễ dàng hấp thụ và giải phóng năng lượng.
7. Âm thanh bí ẩn từ những ngôi sao Kepler
Trong hành trình tìm kiếm các hành tinh có thể tồn tại sự sống, kính thiên văn vũ trụ Kepler thu được âm thanh bí ẩn phát ra từ những ngôi sao trong vũ trụ.
Tần số của những âm thanh này ngoài tầm nghe của con người. Nhưng các nhà khoa học có thể xử lý chúng về tần số mà con người có thể nghe được.
8. Âm thanh bí ẩn từ sao Mộc
Tháng 6/1996, tàu thám hiểm Galileo đã bay qua mặt trăng Ganymede của sao Mộc và phát hiện âm thanh phát ra từ những hạt tích điện gần mặt trăng này.
Hai tàu khám phá khác là Voyager 1 và Voyager 2 cũng 3 lần ghi nhận được âm thanh phát ra từ quyển từ của sao Mộc.
9. Tín hiệu lạ từ mặt trăng của sao Thiên Vương
Tàu khám phá Voyager 2 của NASA đã thu được âm thanh bí ẩn phát ra từ mặt trăng Miranda của sao Thiên Vương.
Mặt trăng này có kích thường bằng 1/7 mặt trăng của Trái đất, nhưng có những hẻm núi sâu gấp 12 lần so với hẻm núi Grand Canyon ở Mỹ.
10. Âm thanh bí ẩn từ vũ trụ
Các nhà khoa học NASA đã phóng một khí cầu thời tiết vào tháng 7/2006 với mục đích tìm kiếm dấu hiệu của hơi nóng tại rìa bầu khí quyển nơi môi trường chuyển sang trạng thái chân không.
Nhưng những gì họ nghe được là một tiếng gầm lớn đến từ vũ trụ xa xăm. Cho đến này, họ vẫn chưa biết âm thanh này đến từ đâu.