10 sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2015

Khi công nghệ hết thời nhưng vẫn còn hưng thịnh 7 cách nghĩ chưa đúng về công nghệ máy tính 10 công nghệ tất yếu trong tương lai gần Những bộ phim ấn tượng về thế giới công nghệ 10 sản phẩm công nghệ chưa đáng để mua ngay

10 sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2015

1. Amazon Fire Phone (2014-2015)

Loại điện thoại đầu tiên của Amazon đã bị khai tử chỉ một năm sau khi ra đời.
Loại điện thoại đầu tiên của Amazon đã bị khai tử chỉ một năm sau khi ra đời.

Ra đời trong sự kỳ vọng của giới hâm mộ, nhưng không ai ngờ chiếc điện thoại đầu tiên của Amazon lại nhanh chóng trở nên bị quên lãng trên thị trường toàn cầu.

Được đánh giá là chiếc smartphone có phần cứng tốt, thiết kế chắc chắn, camera chất lượng cao, hệ điều hành ổn định có tính tùy biến cao, nhưng mẫu điện thoại Amazon Fire Phone vẫn lộ rõ nhiều điểm yếu chẳng hạn như thiếu hụt các ứng dụng quan trọng như Google Maps, không thể cài đặt nhạc một cách dễ dàng và thậm chí còn trở thành tiêu điểm của ánh nhìn coi thường đến từ những người xung quanh: “Tại sao bạn lại mua điện thoại này?”.

Fire Phone chính thức được ra mắt vào tháng 7/2014 nhưng chỉ một năm sau đó Amazon phải thẳng thắn thừa nhận công việc kinh doanh sản phẩm này bị thua lỗ vì hãng đã có một chiến lược sai lầm về giá.

Amazon gần như đã hiểu ra được một điều rằng không phải bất kỳ sản phẩm công nghệ nào có sự đột phát về tính năng cũng có thể tạo ra sự bùng nổ về doanh số.

2. Amazon Wallet (2014-2015)

Chiếc ví điện tử Amazon Wallet cũng là một thất bại trong năm 2015 đối với hãng Amazon.
Chiếc ví điện tử Amazon Wallet cũng là một thất bại trong năm 2015 đối với hãng Amazon.

Giả sử bạn có rất nhiều thẻ giảm giá, thẻ quà tặng... và không còn chỗ chứa trong chiếc ví da của mình nữa. Amazon đã ra mắt phần mềm miễn phí Amazon Wallet để hỗ trợ quét toàn bộ thẻ này bằng smartphone, sau đó chuyển toàn bộ thông tin tới trung tâm lưu trữ dữ liệu đám mây của Amazon.

Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần cung cấp mã QR hoặc ảnh đã quét của thẻ lúc được yêu cầu thanh toán. Khái niệm ví điện tử nói chung hứa hẹn thuận tiện và dễ dùng, song sự có mặt của dịch vụ này hiện nay chưa thực sự phổ biến với người tiêu dùng.

Rõ ràng phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ dự kiến sẽ không thay đổi nhanh, lý do là vì người dùng còn lo lắng về độ bảo mật và tính riêng tư của ví điện tử trong thời đại phát triển liên tục của mạng xã hội và việc để lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng.

Chính vì lẽ đó, Amazon Wallet đã không thể tiếp tục phát triển. Mặc dù không thua đau như “ván cờ” Fire Phone, nhưng việc khai tử dự án Amazon Wallet cũng là một quyết định khiến hãng bán lẻ trực tuyến này đau đầu trong năm 2015.

Có thể nói, Amazon dù rất thành công trên thương trường trong các lĩnh vực xuất bản sách, bán lẻ trực tuyến và dịch vụ đám mây, nhưng cuối cùng lại thất bại thảm hại trong cả thị trường smartphone lẫn ví điện tử.

3. Ebay Now (2012-2015)

10 sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2015 ảnh 3
Kế hoạch mở rộng eBay Now trên khắp thế giới cuối cùng không thể thành công.

eBay là một trong những công ty đã giúp cho hoạt động thương mại khác nhiều so với cách đây 10 hoặc 15 năm. Từ lâu, người mua thường thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc thẻ thanh toán.

Giờ đây, hình thức thanh toán điện tử đang nhanh chóng gia tăng và dần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhờ các trang thương mại điện tử như eBay.

eBay Now, một dự án của eBay ra đời năm 2012, là dịch vụ cho phép người dùng mua hàng trực tuyến từ các cửa hàng địa phương và nhận hàng ngay trong ngày.

eBay nhận thấy việc giao hàng trong ngày có ý nghĩa đối với các mặt hàng mà khách hàng cần nhanh, chẳng hạn như thực phẩm hoặc tã em bé.

Trong khi các sản phẩm truyền thống từ trước đến nay của eBay, chẳng hạn như đồ sưu tầm, đồ cổ và quần áo, thì không cần giao hàng nhanh.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2015, eBay cho biết phải ngừng cung cấp dịch vụ eBay Now vì những rắc rối liên quan đến hoạt động của nhóm xe giao hàng.

Điều này khiến cho kế hoạch mở rộng eBay Now đến 25 thành phố trên khắp thế giới mà eBay đề ra vào năm 2014 cuối cùng đã không thể thành công.

4. Internet Explorer (1995-2015)

Trình duyệt IE vang tiếng một thời giờ phải nhường sân cho Microsoft Edge.
Trình duyệt IE vang tiếng một thời giờ phải nhường sân cho Microsoft Edge.

Trung tuần tháng 3/2015, Microsoft đã chính thức xác nhận Internet Explorer (IE) sẽ không còn là trình duyệt mặc định trên các nền tảng Windows tiếp theo.

Thay vào đó, hãng đã dùng một trình duyệt hoàn toàn mới với tên gọi là Microsoft Edge được ra mắt trong phiên bản Windows 10 mới nhất.

Thật ra, IE vẫn tiếp tục có mặt trên Windows 10 nhưng chạy song song với trình duyệt mới, chủ yếu để phục vụ cho người dùng doanh nghiệp có nhu cầu chạy các ứng dụng đặc biệt của họ.

Trong khi đó, trình duyệt Edge mới sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Như vậy, có thể nói IE chưa bị Microsoft hoàn toàn “khai tử” nhưng theo cách diễn đạt của hãng thì có thể hiểu rằng IE không còn “hợp thời” nữa và việc chấm dứt hỗ trợ trình duyệt này sẽ không sớm thì muộn.

Windows 10 đã có trình duyệt mới nên xem như IE không còn tương lai và nghĩa là IE sẽ dần bị lãng quên. Một kết cuộc buồn bã khó tránh khỏi cho trình duyệt web của Microsoft sau 20 năm cống hiến, vốn đã góp phần không ít giúp cho thế giới Internet lan tỏa rộng lớn như ngày nay.

5. iPhone 5C (2013-2015)

Mẫu điện thoại iPhone 5C vỏ nhựa của Apple phải "lùi vào hậu trường" vì kinh doanh không thành công.
Mẫu điện thoại iPhone 5C vỏ nhựa của Apple phải "lùi vào hậu trường" vì kinh doanh không thành công.

Ra mắt cùng lúc với iPhone 5s hồi năm 2013 nhưng iPhone 5C đã sớm bị Apple khai tử và điều này đã được dự đoán từ trước. iPhone 5C ra đời đã gây nên làn sóng dư luận mạnh mẽ với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

Nhiều người dùng cho rằng chất liệu vỏ bằng nhựa của dòng sản phẩm này không thể sánh bằng thiết kế nhôm nguyên khối vốn dĩ là truyền thống của Apple từ trước đến nay.

Nhưng cũng có nhiều người ủng hộ bởi iPhone 5C có nhiều màu sắc thời trang để chọn lựa và quan trọng hơn là mức giá rẻ hơn phiên bản iPhone 5 và iPhone 5S.

Tuy nhiên, vì chất liệu nhựa nên độ bền của dòng sản phẩm này không cao khiến nhiều người dùng quay lưng, làm cho doanh số quá thấp và đó cũng là lý do dẫn đến Apple chính thức ngừng sản xuất dòng sản phẩm iPhone 5C trong năm 2015.

Hiện nay, những người yêu thích dòng sản phẩm này sẽ không thể mua điện thoại iPhone 5C mới nữa mà chỉ có thể tìm kiếm những sản phẩm còn tồn đọng hay chuyển nhượng từ người khác.

Đây có lẽ là một tin không vui cho một số người dùng nhà “Táo” nhưng lại là dấu hiệu đáng mừng để chờ đợi sự khởi đầu mới khác từ Apple.

6. Điện thoại pin tháo rời (1954-2015)

Điện thoại pin tháo rời không còn là xu hướng mà các hãng sản xuất lựa chọn.
Điện thoại pin tháo rời không còn là xu hướng mà các hãng sản xuất lựa chọn.

Pin là một trong những chủ đề rất được quan tâm khi nói về thiết bị di động và là điều khiến người dùng phàn nàn rất nhiều. Trong khi mọi model điện thoại cơ bản từ xưa đến nay đều có pin có thể tháo rời thì hầu như các model smartphone đời mới hiện nay đều có pin tích hợp không thể tháo rời.

Apple là hãng tiên phong trong xu hướng pin không thể tháo rời bằng chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của họ và rất nhiều nhà sản xuất điện thoại hiện nay cũng đang làm theo với thiết kế nguyên khối không cho phép người dùng lấy pin ra khỏi thiết bị.

Trước hết, ưu điểm dễ thấy nhất của điện thoại nguyên khối đó là tính thẩm mĩ. Một lí do quan trọng nữa là thiết kế pin nguyên khối giúp các nhà sản xuất tạo được các mẫu điện thoại ngày càng mỏng hơn nhờ loại bỏ được các rãnh nhỏ, cơ cấu đóng mở nắp cũng như các khe hở để có thể tháo lắp pin trong thiết kế điện thoại.

Các hãng sản xuất đánh giá cao kiểu pin tích hợp này bởi nó giúp thân máy mảnh mai hơn và có bề ngoài ấn tượng, đẳng cấp hơn.

7. Secret (2014-2015)

Mạng xã hội Secret bị buộc phải đóng cửa vì những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.
Mạng xã hội Secret bị buộc phải đóng cửa vì những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.

Được thành lập bởi hai cựu nhân viên Google là David Byttow và Chrys Bader-Wechseler, dịch vụ mạng xã hội ẩn danh Secret với giá trị lên đến 35 triệu USD đã nhanh chóng thu hút được 15 triệu người sử dụng.

Khác với các mạng xã hội công khai như Facebook, Twitter hay Google+, Secret giúp người dùng chia sẻ những bí mật, tin đồn và cả những tấm ảnh riêng tư nhất khiến ai cũng phải tò mò và bất ngờ.

Những bí mật này được đăng từ bạn bè trong danh bạ điện thoại và tất nhiên sẽ không ai biết danh tính của người gửi. David Byttow chính là người đã tạo nên nút +1 trên Google+ và giống như Google+, Secret luôn nỗ lực để mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những điều riêng tư.

Để người dùng có thể thoải mái, Secret phải đảm bảo cho những dòng tin đó gần như biến mất ngay sau khi được chia sẻ. Tuy nhiên, chỉ 15 tháng sau khi ra đời, Secret đã đột ngột bị tuyên bố đóng cửa vào tháng 4/2015 vì nhận được phản ứng dữ dội của người dùng khi họ cáo buộc dịch vụ này sẽ mở màn cho các hành vi đe dọa trực tuyến phát sinh.

8. Sidecar (2012-2015)

Dịch vụ chia sẻ xe hơi Sidecar không thể cạnh tranh với Uber.
Dịch vụ chia sẻ xe hơi Sidecar không thể cạnh tranh với Uber.

Hãng Sidecar được thành lập vào năm 2012 tại bang San Francisco (Mỹ) và được xem là mô hình chia sẻ xe hơi đầu tiên trên thế giới. Dù ban đầu hoạt động kinh doanh có vẻ sáng sủa nhưng dần dần công ty đã phải rất nỗ lực cạnh tranh với hai đối thủ lớn là Uber và Lyft đang thống lĩnh thị trường.

Sidecar chỉ huy động được nguồn vốn 35 triệu USD trong khi Uber thu hút 6,6 tỷ USD còn Lyft được 1,3 tỷ USD. Những người đồng sáng lập Sunil Paul và Jahan Khanna cuối cùng đã tuyên bố trên trang blog rằng Sidecar sẽ dừng cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hơi và phát chuyển hàng hóa từ ngày 31/12/2015.

Paul và Khanna cho biết “Đây là thời điểm để Sidecar dừng dịch vụ chia sẻ xe hơi và phát chuyển hàng hóa để có thể chuyển sang chiến lược khác và đưa ra ý tưởng lớn tiếp theo”.

Các hãng đầu tư mạo hiểm như Google Ventures, Lightspeed Venture Partners và Sir Richard Branson vẫn là một trong những nhà đầu tư tiềm năng và việc Sidecar dừng cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hơi chưa phải đã kết thúc hợp tác với các nhà đầu tư này.

9. Windows Media Center (2002-2015)

10 sản phẩm công nghệ bị khai tử trong năm 2015 ảnh 9
Windows Media Center giờ chỉ còn là quá khứ.

Windows Media Center được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001 trong một bản cập nhật của Windows XP. Đây được xem như là trung tâm giải trí của máy tính Windows với chế độ chạy toàn màn hình và các tính năng điều khiển phát đa phương tiện như CD/DVD, hình ảnh và thậm chí cả khả năng ghi lại các kênh truyền hình. Phần mềm này đã giúp một số nhà sản xuất máy tính đưa ra các mẫu máy tính Media Center PC sử dụng cho mục đích giải trí trong phòng khách.

Tuy nhiên, xu hướng này giờ đây không còn được người tiêu dùng ưa chuộng vì sự xâm chiếm của các thiết bị di động như smartphone và tablet.

Đó cũng là lý do tại sao Microsoft cuối cùng đã đưa ra quyết định nhằm kết thúc thời đại của Media Center đối với hệ điều hành Windows 10 mới được giới thiệu hồi tháng 9/2015.

Microsoft cho biết những máy tính đang chạy Windows 7 hay Windows 8.1 có cài đặt Media Center nếu nâng cấp lên Windows 10 sẽ bị mất tính năng này.

Khi đó, hệ thống sẽ thông báo Windows Media Center không tương thích với Windows 10 và buộc người dùng phải gỡ bỏ phần mềm này.

10. Windows RT (2012-2015)

Những mẫu tablet Windows RT đã bị các đối thủ chạy hệ điều hành Windows 8.1 và Windows 10 thay thế.
Những mẫu tablet Windows RT đã bị các đối thủ chạy hệ điều hành Windows 8.1 và Windows 10 thay thế.

Hồi tháng 2/2015, hãng phần mềm khổng lồ Microsoft xác nhận sẽ không sản xuất thêm bất cứ thiết bị chạy Windows RT nào nữa.

Không lâu sau đó, hãng đã trình làng mẫu máy tính bảng Surface 3 chạy hệ điều hành Windows 8.1 và được xem là phiên bản rút gọn từ mẫu Surface Pro 3.

Với việc công bố dòng sản phẩm này, Microsoft đã đặt dấu chấm hết cho dòng máy Surface RT sử dụng hệ điều hành Windows RT. Rõ ràng cái kết của Windows RT là có thể báo trước, khi mà trước đó các nhà sản xuất máy tính bảng lớn như Lenovo, Asus, Samsung và Dell đều đã quay lưng lại với hệ điều hành này.

Mặc dù thời gian đầu ra mắt, hệ điều hành này nhận được sự quan tâm của các hãng sản xuất lớn nhưng dần dần họ đã quay lưng do doanh thu của dòng tablet sử dụng Windows RT rất chậm và người dùng gần như ít quan tâm.

Thực tế cho thấy, Windows RT là một thất bại lớn của Microsoft với các tablet dựa trên nền tảng ARM. Số lượng ứng dụng còn ít ỏi, chế độ Desktop khó hiểu và một cái tên xa lạ đã khiến Windows RT trở thành một “thảm họa” của Microsoft.

Theo pcworld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nam Định FC thua đáng tiếc Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Nam Định thua sốc Thể Công Viettel

GD&TĐ - Xuất sắc đánh bại Nam Định trên sân nhà, Thể Công Viettel cải thiện đáng kể vị trí trên bảng xếp hạng sau vòng đấu thứ 19.