10 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú

GD&TĐ - Mặc dù không có bếp nấu, nhà ăn và cũng không đủ tài chính để trả lương cho các cô nuôi nhưng trường Tiểu học Trần Phú (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn duy trì tốt bữa ăn bán trú cho học sinh hàng chục năm nay nhờ mô hình “gánh cơm bán trú”.

10 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú
10 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 110 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 210 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 310 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 410 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 510 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 610 năm duy trì bữa ăn cho học sinh với gánh cơm bán trú ảnh 7

Hiệu trưởng nhà trường - Cô Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ: Trường Tiểu học Trần Phú tách ra từ trường THCS Trần Phú năm 2000. 14 năm nay, trường thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất. Quy mô học sinh từ trên 300 những năm đầu đến nay đã tăng lên gần 450 học sinh, tăng lên 1/3.

Ngay từ những năm đầu, nhà trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Do vậy, tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh là bài toán được đặt ra.

Học sinh của trường hầu hết là con, em công nhân của nhà máy Z113 và con em các dân tộc trong vùng. Chính vì vậy, Ban giám hiệu đã bàn bạc và giao công tác tổ chức nấu ăn bán trú cho Ban phụ huynh học sinh của trường đã đứng ra tổ chức.

Việc nấu ăn được giao cho các công nhân đã nghỉ hưu. Bếp nấu được đặt ngay tại nhà dân quanh trường. Sau khi nấu xong, các mẹ xếp thức ăn vào quang gánh, gánh vào trường để chia cho học sinh. Cái tên “gánh cơm bán trú” ra đời từ đó.

Cô Lan cho biết: Vì là Ban phụ huynh đứng ra đảm nhiệm nên chất lượng dinh dưỡng bữa ăn rất đảm bảo. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được tiến hành định kỳ. Bên cạnh đó, ngày nào các mẹ cũng nộp các mẫu thực phẩm cho nhà trường lưu giữ phòng khi có sự cố về mất an toàn thực phẩm xảy ra sẽ có cơ sở để kiểm tra, đánh giá.

Toàn trường có 14 lớp học các khối. Mỗi lớp học được giao cho một mẹ nuôi bán trú. Như vậy là đến giờ cơm trưa, có đến 14 gánh cơm bán trú được quảy vào trường. Trước thì dùng quang gánh, sau các mẹ tự đóng xe đấy đem cơm vào cho học sinh.

Thực đơn của các mẹ rất phong phú, thay đổi thường xuyên. Chính vì vậy học sinh nhà trường hầu hết đều rất thích ăn cơm trưa tại trường. Bữa thì ăn cơm với thịt băm, canh rau ngót; bữa thì cơm canh bí, trứng rán...

Chính nhờ "gánh cơm bán trú", nhà trường đã sớm ổn định và duy trì được hoạt động dạy học 2 buổi/ngày từ khi thành lập cho đến nay; Từ đó từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo dựng niềm tin của phụ huynh học sinh vào nhà trường - Cô Lan chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ