GD&TĐ - Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã nói rằng các hệ thống phòng vệ của Nga sản xuất được triển khai tại Syria đã chặn được 71 trong số 103 tên lửa do Mỹ, Pháp và Anh bắn vào ngày 14/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
“Một vài năm trước, chúng tôi đã quyết định không cung cấp các hệ thống S-300 cho Syria theo yêu cầu của các đối tác. Giờ đây, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các lựa chọn nhằm đảm bảo an ninh cho Syria sau hành động hiếu chiến này của Mỹ, Pháp và Anh” – Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói với đài BBC.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn rằng liệu Bộ trưởng Ngoại giao có đang ám chỉ rằng những diễn biến gần đây ở Syria đã khiến Nga suy nghĩ lại quan điểm về việc cung cấp các hệ thống đất đối không tầm xa S-300, ông Lavrov nói rằng Moscow đã sẵn sàng xem xét nhiều phương tiện để giúp quân đội Syria đối phó với những sự gây hấn sau này.
Cuộc phỏng vấn của ông Lavrov với đài BBC diễn ra 2 ngày sau khi Mỹ, Anh và Pháp tiến hành cuộc không kích phối hợp vào Syria nhằm phản ứng với việc lực lượng chính phủ bị cho là đã sử dụng vũ khí hóa học ở Douma.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống phòng vệ tên lửa của Syria đã cố gắng chặn 71 trong số 103 tên lửa mà liên minh 3 nước bắn vào. Phát ngôn viên của Bộ này nói rằng quân đội Syria đã sử dụng các hệ thống phòng không do Nga sản xuất như S-125, S-200 cũng như các đơn vị Buk và Knavdrat để chiến đấu.
GD&TĐ - Với việc bị Đức cắt giảm bớt tầm bắn và lược bỏ một số tính năng, tên lửa không đối đất Taurus không còn là loại vũ khí sát thủ khiến Nga lo ngại.
GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.