Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

GD&TĐ -  Hội Nhà báo Việt Nam xác định nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Hội nghị gợi mở nhiều khía cạnh, trong đó càng củng cố vai trò, vị thế của Hội Nhà báo Việt Nam trong mọi mặt đời sống xã hội.
Hội nghị gợi mở nhiều khía cạnh, trong đó càng củng cố vai trò, vị thế của Hội Nhà báo Việt Nam trong mọi mặt đời sống xã hội.

Ngày 5/10, tại thành phố Vinh (Nghệ An) Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết 17 năm Giải Báo chí Quốc gia và công tác hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2022. Đồng thời triển khai chương trình hỗ trợ báo chí chất lượng cao năm 2023, 2024.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Nhà báo, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị.

Tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn những người làm báo: “Nói về Hội nhà báo. Đó là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ. Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng”.

Theo lời dạy của Người, trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của tổ chức Hội trong nền báo chí cách mạng, Hội Nhà báo Việt Nam luôn coi việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã có những chia sẻ về các giai đoạn phát triển của báo chí nước nhà.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã có những chia sẻ về các giai đoạn phát triển của báo chí nước nhà.

Với 25.000 hội viên đang sinh hoạt tại 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 20 Liên chi hội và 218 Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam càng cho thấy công tác bồi dưỡng nghiệp vụ được các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương quan tâm, coi trọng.

“Các cấp Hội Nhà báo đã phát huy tốt vai trò tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, xứng đáng là “ngôi nhà chung”, nơi tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường sinh hoạt nghiệp vụ bổ ích và thiết thực cho các hội viên – nhà báo, là nơi động viên đội ngũ những người làm báo giữ vững bản lính chính trị, phát huy tinh thần cống hiến, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Trên thực tế, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được củng cố và thể hiện rõ trong nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện cho Hội phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ.

Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước để kịp thời thông tin, tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm của báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Việt Khánh.

Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước để kịp thời thông tin, tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm của báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Việt Khánh.

Ngày 1/6/1999 được xem là “cột mốc” khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg dành khoản kinh phí 10 tỷ đồng/năm, tài trợ trong 2 năm 1999-2000 để thực hiện một số mục tiêu hỗ trợ hoạt động sáng tạo, nâng cao chất lượng tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí.

Ngày 25/4/2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 650/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016 – 2020”, Đề án đã hoàn thành trọn vẹn, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tiếp nối thành công, ngày 08/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 558/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 – 2025”.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước giúp các cấp Hội Nhà báo Việt Nam có thêm điều kiện, động lực để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao, từ đó tạo được sự đồng thuận, gắn kết thi đua trong báo giới, thể hiện qua những những tác phẩm có chiều sâu, phản ánh, khắc họa đậm nét mọi mặt của đời sống xã hội. Qua đó khẳng định rõ hơn vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của những người làm báo. Đây cũng chính là nền tảng để các địa phương tuyển chọn các sản phẩm chất lượng tham dự Giải Báo chí Quốc gia hằng năm.

Chung tay ủng hộ đồng bào Nghệ An bị ảnh hưởng lũ lụt là chương trình nhân văn được tổ chức tại hội nghị lần này.

Chung tay ủng hộ đồng bào Nghệ An bị ảnh hưởng lũ lụt là chương trình nhân văn được tổ chức tại hội nghị lần này.

Trải qua 17 năm tổ chức, Giải Báo chí Quốc gia đã thu hút khoảng hơn 20.000 tác phẩm tham dự trong cả nước gửi về, từ đó cho thấy sức hút của Giải ngày càng lớn, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo giới báo chí và công chúng. Các tác phẩm đoạt giải cao là những tác phẩm có sự đầu tư nghiêm túc, công phu, cách thức thể hiện sáng tạo, sinh động, hấp dẫn bạn đọc, khẳng định rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo báo chí.

Theo Nông nghiệp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.