WHO bác bỏ những thông tin sai lệch về cách phòng tránh Covid-19

WHO bác bỏ những thông tin sai lệch về cách phòng tránh Covid-19

1. Máy sấy tay không diệt được Covid-19

Nhiều tin đồn cho biết, sử dụng khí nóng từ máy sấy tay trong 30 giây sẽ loại bỏ mọi dấu vết của virus trên tay. Tuy nhiên, theo WHO, mọi người nên chú trọng vào việc giữ sạch tay.

"Để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19, bạn nên thường xuyên làm sạch tay bằng cồn hoặc xà phòng. Sau khi tay đã sạch, bạn nên lau khô chúng bằng cách sử dụng khăn giấy hoặc máy sấy gió ấm", WHO cho biết.

2. Đèn UV không thể khử trùng da

WHO cảnh báo, đèn UV không những không thể khử trùng da, mà còn có thể gây kích ứng da. Về lâu dài, bức xạ UV đến từ mặt trời có thể làm hỏng ADN trong các tế bào, từ đó có thể dẫn đến ung thư. Trong khi đó, các bệnh viện và phòng thí nghiệm thường sử dụng tia UV để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng không bao giờ sử dụng nó với con người.

3. Ăn tỏi không có tác dụng bảo vệ

WHO cho biết, tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh có thể có một số đặc tính chống vi trùng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy, ăn tỏi bảo vệ mọi người khỏi Covid-19.

4. Dầu mè không ngăn được Covid-19 xâm nhập vào cơ thể

Trái với những tin đồn trên mạng xã hội, việc xoa dầu mè lên da sẽ không ngăn được Covid-19 xâm nhập vào cơ thể. "Không. Dầu mè không giết được Covid-19", WHO khẳng định.

5. Xịt rượu hoặc clo lên cơ thể sẽ không tránh khỏi bị nhiễm Covid-19

Theo WHO, một số chất khử trùng hóa học mạnh có thể tiêu diệt Covid-19 trên một bề mặt. Tuy nhiên, những chất này không nên được sử dụng trên da vì chúng có thể gây nguy hiểm khi có thể gây hại cho niêm mạc miệng, mắt và các cơ quan khác.

WHO cho biết: "Hãy lưu ý rằng, cả rượu và clo đều có thể hữu ích khi khử trùng bề mặt, nhưng chúng cần được sử dụng theo các khuyến nghị thích hợp".

6. Máy quét nhiệt độ sẽ không phát hiện được người nhiễm bệnh

Máy quét nhiệt độ đang được sử dụng tại các sân bay và nhà ga trên khắp thế giới và có thể phát hiện những người bị sốt.

'Tuy nhiên, chúng không thể phát hiện những người bị nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt", WHO cho biết.

7. Hàng hoá từ Trung Quốc không mang Covid-19

WHO khẳng định, việc nhận các gói hàng từ Trung Quốc là an toàn. Nghiên cứu cho thấy, Covid-19 không tồn tại quá lâu trên các vật thể - đặc biệt là khi được vận chuyển giữa các quốc gia.

8. Thú cưng không bị nhiễm Covid-19

Chưa có bằng chứng nào cho thấy thú cưng có thể bị nhiễm Covid-19.

WHO khuyến cáo: "Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Điều này bảo vệ bạn chống lại các vi khuẩn phổ biến khác nhau như E.coli và Salmonella có thể lây truyền giữa vật nuôi và con người".

9. Vắc-xin chống viêm phổi sẽ không chống được Covid-19

Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua trong việc phát triển vắc-xin chống lại Covid-19. Trong khi đó, WHO khẳng định, vắc-xin chống viêm phổi sẽ không có tác dụng trong việc ngăn chặn Covid-19.

10. Xịt mũi nước muối sẽ không bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19

Theo WHO, không có bằng chứng cho thấy, việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sẽ bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm Covid-19.

Một số câu chuyện khẳng định, mọi người có thể phục hồi nhanh hơn khi bị cảm lạnh bởi các tế bào trong cơ thể sử dụng clorua trong muối để tạo ra axit hypochlorous (HOCI) - thành phần có trong thuốc xịt mũi.

Tuy nhiên, WHO khẳng định, chất này không hỗ trợ chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, kể cả Covid-19.

11. Nước súc miệng không bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19

Nước súc miệng không thể bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm Covid-19. Một số loại nước súc miệng có thể loại bỏ những vi khuẩn nhất định trong nước bọt.

'Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng bảo vệ bạn khỏi nhiễm Covid-19", WHO cho biết.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.