Walter Gropius: Kiến trúc sư & nhà giáo dục cách tân Đức

GD&TĐ - Là kiến trúc sư đầy năng lực, nhà giáo dục xuất sắc, Walter Adolph Gropius còn sáng lập và lãnh đạo trường phái Bauhaus nổi tiếng trong lịch sử thiết kế lẫn xây dựng của thế giới.

Walter Gropius (1883 - 1969) với hậu cảnh là tòa soạn nhật báo Chicago Tribune do kiến trúc sư này thiết kế.
Walter Gropius (1883 - 1969) với hậu cảnh là tòa soạn nhật báo Chicago Tribune do kiến trúc sư này thiết kế.

Chào đời ngày 18/5/1883 tại Berlin, thủ đô nước Đức, Walter Adolph Gropius là con trai thứ 3 của kiến trúc sư và họa sĩ trùng tên, mẹ là Manon Aguste Pauline Schamwerber.

Ra nghề thiết kế

Sau khi được Đại học Kỹ thuật Berlin và München đào tạo, Walter Adolph Gropius bắt đầu làm việc cho kiến trúc sư Peter Behrens từ năm 1907.

Năm 1911, với tư cách trợ thủ cho Peter Behrens, kiến trúc sư Walter Gropius thiết kế công trình Nhà máy sản xuất khuôn giày Fague ở Alfred an der Line tại miền Bắc nước Đức. Tác phẩm đầu tay của Walter Gropius thể hiện rõ tính chất đổi mới tích cực, liền được dư luận chú ý khen ngợi. Bởi thuở nọ, góc nhà to lớn thường dựng cột chịu lực, nhưng Walter Gropius chỉ bố trí 2 tấm kính trong suốt. Nhiều người gọi đó là công trình “không trọng lượng” đầu tiên trên thế giới.

Năm 1913, Walter Gropius viết bài “Sự phát triển của nền kiến trúc công nghiệp hiện đại” đăng trên tạp chí Jahnrbuchs của Deutsche Werkbund/ Hiệp hội Công trình Đức, đặt dấu mốc khai sinh xu thế thiết kế và xây dựng trong thời đại mới. Theo đó, Walter Gropius kêu gọi: Cần từ bỏ sự tán dương và lòng trung thành với truyền thống kiến trúc cổ điển.

Năm 1914, tại cuộc triển lãm ý tưởng ở Köln (còn ghi Cologne) tại Đức, giới kiến trúc gần xa quan tâm khi nhìn ngắm công trình do Walter Gropius thiết kế và xây dựng: Nhà trưng bày mà 2 đầu là 2 cầu thang xoắn trôn ốc được bố trí trong 2 ống thủy tinh trong suốt, đem lại cảm giác vừa chắc chắn mạnh khỏe vừa thanh tú đáng yêu.

Bauhaus – trường học, trường phái

Năm 1919, đảm chức Hiệu trưởng Trường Großherzoglich-Sächsischen Hochschule für Bildende Kunst / Đại học Nghệ thuật tạo hình Đại công quốc Sachsen, Walter Gropius đã vận động kết hợp cơ sở giáo dục này với trường Grossherzogliche Kunstgewerbeschulevb / Mỹ thuật và Thủ công vốn đã đóng cửa từ năm 1915. Vậy là Staatliches Bauhaus in Weimar / Trường Bauhaus Quốc gia tại Weimar ra đời ngày 1/9/1919.

Một tháng sau,Walter Gropius công bố Tuyên ngôn Bauhaus. Từ trường đào tạo nghiệp vụ thiết kế và xây dựng Bauhaus, trường phái kiến trúc Bauhaus ra đời, tích cực kêu gọi cải tổ quy trình đào tạo nghệ thuật phong cách mới theo chủ nghĩa Công năng (tiếng Đức: Übernatürlichkeit; Pháp: Surnaturalisme; Anh: Supernaturalism).

Năm 1923, Trường Bauhaus chuyển về Desseau, cũng tại nước Đức, để thầy trò nghiên cứu, giảng huấn, học tập, sáng tạo trong công trình do Walter Gropius thiết kế quy mô có mặt bằng phi đối xứng với sự kết hợp linh hoạt tất cả bộ phận chức năng, từ khu hiệu bộ, đến giảng đường, phòng học, xưởng thiết kế, câu lạc bộ, ký túc xá sinh viên. Công trình này được cho là mở ra International Style / phong cách quốc tế.

Phát xít Đức nắm quyền, Trường học Bauhaus phải giải thể, nhưng trường phái Bauhaus vẫn tiếp tục phát triển nhờ thầy trò trường này ở đó đây.

Hoạt động nghiệp vụ tại Anh và Mỹ

Năm 1934, Walter Gropius di tản sang Anh, thiết kế và xây dựng nhiều cơ sở giáo dục.

Năm 1937, Walter Gropius sang Hoa Kỳ định cư tại TP Cambridge, bang Masachusetts. Ở vùng đất mới, Walter Gropius được trân trọng mời làm giảng viên kiêm trưởng khoa Kiến trúc trong Graduate School of Design / Trường Thiết kế trực thuộc Đại học Havard.

Năm 1946, Walter Gropius thành lập The Architects Collaborative (TAC) tập hợp nhiều kiến trúc sư tài năng, ưu tiên giới trẻ, với quy cách làm việteamwork / hợp tác tập thể, tạo cảm hứng và năng suất đáng khích lệ. Một công trình TAC được dư luận đánh giá cao là Graduate Center / Trung tâm Cao học của Đại học Song sắt tại Cambridge thiết kế và xây dựng năm 1949 - 1950.

Loạt công trình tại nhiều nước

Khu trung tâm trong quần thể Đại học Havard được xây dựng theo đồ án thiết kế bởi Walter Gropius là công trình có đường nét lẫn mảng khối nhẹ nhàng, thanh thoát và hiện đại.

Tạm kể thêm một số trong hàng loạt công trình khác doWalter Gropius thiết kế đã thi công tại Hoa Kỳ:

+ Trung học Atteboro ở bang Massachusetts.

+  Tòa soạn nhật báo Chicago Tribune / Diễn đàn Chicago ở bang Illinois.

+ Nhà hát tổng hòa xây dựng năm 1927 quá ư độc đáo nhờ thực hiện sự giao lưu giữa diễn viên và khán thính giả bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, mà đặc sắc nổi bật là nhiều sân khấu tròn cùng quay.

+ Trụ sở Hội Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ.

+ Cơ quan làm việc của cán bộ công nhân viên cửa hàng   McCormick & Co.

Walter Gropius cũng lưu tâm thiết kế, xây dựng nhà ở, đồng thời đầu tư tâm sức cải tạo hoặc chế tạo trang thiết bị nội thất, với tư tưởng chủ đạo là chú ý điều kiện tự nhiên tại địa điểm xây dựng và về lâu dài thì con người hòa nhập càng lâu càng sâu vào thiên nhiên càng tốt. Tạm nêu loạt công trình nhà ở mang rõ dấu ấn Walter Gropius:

+ Các khu đông dân cư như nhà lắp ghép, chung cư nhiều tầng xây bằng nhiều bản mỏng, nhà tập thể có hành lang bên ngoài.

+ Biệt thự của các giáo sư, bác sĩ, nhà bác học cùng bạn bè, mà tiêu biểu nhất chính là tư thất mà Walter Gropius thiết kế và xây dựng cho bản thân cùng gia quyến tại Cambridge, Masachusetts.

Ngày 18/5/1953, tại khách sạn Blackstone ở Chicago, Hoa Kỳ, trong đại tiệc mừng Walter Gropius thọ 70 tuổi, điêu khắc gia Mies van der Rohe đồng hương Đức phát biểu:

- Tôi khỏi cần phải nói rằng Walter Gropius là một trong những điêu khắc gia lớn nhất thời đại chúng ta. Tôi cũng khỏi giới thiệu rằng Walter Gropius là nhà giáo hàng đầu thế giới về thiết kế và xây dựng. Tôi chỉ xin nhấn mạnh điều mà lâu nay ít người lưu tâm:  Walter Gropius luôn sẵn sàng dũng cảm hiến mình cho cuộc đấu tranh liên tục để tư tưởng cấp tiến giành chiến thắng.

Ngày 5/7/1969, tại Cambridge, Masachusetts, Hoa Kỳ, kiến trúc sư tài danh, nhà giáo dục sáng giá Walter Gropius lìa trần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.