Chiều 21/4, TAND huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ vụ truy tố chủ quán “Xin Chào” cho Viện KSND cùng cấp để yêu cầu điều tra bổ sung.
Trước đó, vụ án đã được TAND huyện Bình Chánh phân công thẩm phán thụ lý và lên lịch xét xử vào ngày 28/4 tới đây. Tuy nhiên, sau khi thông tin vụ án được các cơ quan báo chí phản ánh tạo sự tâm của dư luận nên TAND huyện tiến hành rà soát lại hồ sơ và phát hiện ra một số tình tiết chưa thực sự rõ ràng để cáo buộc ông Nguyễn Văn Tấn (ngụ Q.Bình Tân) phạm tội “kinh doanh trái phép” nên cơ quan này đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Ông Tấn và quán cafe Xin Chào. |
Để bạn đọc có thể rõ hơn về các vấn đề pháp lý sau khi vụ án được trả hồ sơ, PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Nguyễn Văn Đạt, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
PV: Thưa ông, theo quy định của pháp luật thì việc trả hồ sơ của TAND huyện Bình Chánh sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử có đúng không?
Thẩm phán phụ trách vụ án có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Còn tại phiên tòa Hội đồng xét xử cũng có quyền trả hồ sơ nếu có căn cứ cho rằng còn những điểm chưa thỏa đáng và cần được làm rõ.
Cho nên việc Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp điều tra bổ sung là đúng luật.
PV: Thưa luật sư, vậy sau khi trả hồ sơ cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm gì?
Hồ sơ được trả về cho Viện kiểm sát cùng cấp nên cơ quan này có trách nhiệm bổ sung những vấn đề thiếu xót mà Tòa án đã chỉ ra ở Quyết định trả hồ sơ.
Trường hợp, sau khi điều tra bổ sung có chứng cứ làm thay đổi nội dung Kết luận truy tố ban đầu thì Viện kiểm sát sẽ phải thay đổi kết luận truy tố này. Trường hợp xét thấy không đủ cơ sở đều truy tố bị can thì phải đình chỉ vụ án.
Tuy nhiên, nếu quá trình điều tra hồ sung Viện kiểm sát vẫn cho rằng phải truy tố bị cáo ra trước tòa thì cơ quan này tiếp tục gửi văn bản lên tòa. Theo quy định về giới hạn xét xử ở cấp sơ thẩm Tòa án chỉ được trả hồ sơ 02 lần. Nếu Viện kiểm sát vẫn truy tố bị can thì Tòa án phải mở phiên tòa. Lúc này việc tuyên bố bị cáo là có tội hay không có tội sẽ do tòa quyết định.
PV: Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa chắc chắn là vụ án sẽ bị đình chỉ và chưa chắc chắn chủ quán “Xin Chào” bị oan?
Về mặt nhìn nhận từ góc độ pháp luật của luật sư thì ông Tấn không phạm tội. Tuy nhiên, việc đình chỉ vụ án hay không là do cơ quan tiến hành tố tụng. Đến giờ này vẫn chưa thể nói là ông Tấn bị oan vì vẫn có đó Quyết định truy tố, khởi tố bị can đối với ông Tấn.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư
Trước đó, ngày 8/8/2015, ông Tấn khai trương quán cà phê, phở “Xin chào” (số C12/26 khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) bán cà phê, ăn sáng, ăn trưa. Đến ngày 13/8/2015, có 2 cán bộ công an đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngay ngày hôm sau, ông Tấn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại UBND huyện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ngày 18/8/2015, công an huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài lỗi trên ông Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác như: không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng. Đến ngày 18/8, công an huyện ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ngoài lỗi trên, anh Tấn còn bị phạt thêm 4 lỗi khác là không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng. Ngày 10/9/2015, quán cà phê của anh Tấn lại bị kiểm tra; bị lập biên bản các lỗi như kinh doanh sai địa điểm, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng gây hại; thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường. Ngày 25/9/2015, anh Tấn nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “kinh doanh trái phép”. Ông tấn cố tình kinh doanh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. |