Trường hợp này đã được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, và được ghi nhận là trường hợp đầu tiên bị tổn thương mô bào thai bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương do virus Zika.
Trong một siêu âm định kỳ trong tuần thứ 18 của thai nhi, các bác sĩ nhận thấy thai nhi đã gầy yếu. Đến tuần thứ 30, thai nhi bị tật đầu nhỏ nghiêm trọng và một loạt các dị tật bẩm sinh khác. Ở tuần thứ 32, thai nhi đã chết.
Theo các bác sĩ trường hợp này có thể có liên quan đến virus Zika khiến thai nhi chết lưu, mà họ cần phải điều tra, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Mặc dù, mối liên kết giữa virus Zika và mất mô não, khiến thai chết lưu chưa được chứng minh thực sự, nhưng điều này cũng làm tăng mối lo ngại đối với các bác sĩ.
Cho đến nay, dị tật bẩm sinh liên quan đến virus Zika đã lan rộng nhanh chóng đến gần 50 quốc gia trên thế giới, trong đó Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 580 trường hợp đầu nhỏ và hơn 4.100 trường hợp đang nghi ngờ.
Mặc dù virus Zika vẫn không được chứng minh là gây ra tật đầu nhỏ, tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng bằng chứng chứng minh mối liên kết này ngày càng tăng.
Ngày 01 tháng 2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch Zika trở thành tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. WHO ước tính virus Zika có thể ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người ở châu Mỹ và có thể lây lan đến các quốc gia khác ở châu Phi và châu Á.
Các triệu chứng khi nhiễm virus Zika là sốt nhẹ, phát ban và đôi mắt màu đỏ. Ước tính có khoảng 80 phần trăm những người bị nhiễm không có triệu chứng, làm cho việc nhận biết trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Cho tới nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa hay thuốc đặc trị virus Zika.