Virus corona có thể bắt nguồn từ 2 loài rắn

Virus corona có thể bắt nguồn từ 2 loài rắn

Nếu việc virus corona bắt nguồn từ một con rắn được chứng minh, nó sẽ thay đổi sự hiểu biết của thế giới khoa học về sự lây truyền và đột biến của mầm bệnh giống SARS vì đây là lần đầu tiên một loài bò sát được phát hiện là ổ dịch.

Với số ca lây nhiễm và tử vong tăng trong những ngày gần đây, việc xác định nguồn gốc của virus và lịch sử tiến hóa của nó là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan.

Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Virus học y khoa hôm qua (22/1), một nhóm chung từ Bắc Kinh, Nam Ninh, Ninh Ba và Vũ Hán đã tái cấu trúc lại cấu trúc vật lý của virus bằng cách sử dụng dữ liệu được công bố.

Họ phát hiện ra một loại protein tăng đột biến. Protein này thường được một virus sử dụng để nhận biết và bám vào bề mặt tế bào chủ, tuy nhiên, kiểu mẫu của nó trong virus mới chưa từng được biết đến trước đây.

Những nghiên cứu trước đó thấy rằng virus Vũ Hán và SARS đều có chung tổ tiên và có thể bắt nguồn từ một loại virus betacorona được phát hiện trong những con dơi. Tuy nhiên, virus đó không thể truyền sang người nếu không có yếu tố trung gian.

Loại protein chưa biết tới kia chứa một chất quan trọng có thể là kết quả của sự tái hợp di truyền giữa các loài khác nhau – nhóm nghiên cứu cho hay.

Rắn cạp nia
 Rắn cạp nia

Các nhà nghiên cứu đã so sánh mô hình mã hóa di truyền độc đáo của virus với các loài động vật. Họ phát hiện ra rằng những sự trùng khớp gần nhất có liên quan tới 2 loài rắn: rắn cạp nia và rắn hổ mang – 2 loài đều phổ biến ở Trung Quốc, từ trung tâm tỉnh Hồ Bắc tới Hong Kong ở phía nam.

2 loài rắn trên đều lần lượt có 12 và 14 điểm về chỉ số đo khoảng cách di truyền từ virus – các nhà nghiên cứu cho biết.

“Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài rắn trên có khả năng cao nhất là động vật hoang dã chứa ổ dịch” – nhóm nghiên cứu nói.

Người Trung Quốc thường ăn thịt rắn và các động vật hoang dã khác. Trong một nghiên cứu năm 2017 của Viện Động vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hơn 60% số người được hỏi ở tây nam cho biết họ đã ăn thịt động vật hoang dã ít nhất 1 lần trong 2 năm trước đó.

TheoSCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.