Việt Nam xếp thứ 12 toàn cầu về gánh nặng bệnh lao

Việt Nam xếp thứ 12 toàn cầu về gánh nặng bệnh lao

Bệnh nhân lao đang có xu hướng trẻ hóa

Trong đó, về tuổi bệnh nhân lao trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ lao phổi tăng ở nhóm tuổi trẻ hay nói cách khác là bệnh nhân lao ở Việt Nam có xu hướng trẻ hóa. Phân tích số liệu cho thấy, mặc dù bệnh nhân mắc lao mới có giảm hàng năm ở nhóm tuổi trung niên (đặc biệt ở nữ giới) nhưng lại có 2 nhóm tuổi tăng cao là: lứa tuổi thanh thiếu niên và người già hơn 65 tuổi, điều này sẽ khiến tỷ lệ mắc lao ở cộng đồng và làm dịch tễ lao Việt Nam chậm thay đổi.

Một nguyên nhân khiến cho dịch tễ lao ở Việt Nam chậm thay đổi là tình hình lao phổi đa kháng thuốc.
Một nguyên nhân khiến cho dịch tễ lao ở Việt Nam chậm thay đổi là tình hình lao phổi đa kháng thuốc.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho dịch tễ lao ở Việt Nam chậm thay đổi là tình hình lao phổi đa kháng thuốc chưa được kiểm soát. Ước tính, tỷ lệ lao đa kháng thuốc trong lao phổi mới xuất hiện hàng năm là 2,7% và trong số lao điều trị lại là 19%. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 3.000 trường hợp lao đa kháng thuốc và nếu không được quản lý tốt thì sẽ là nguồn lây dai dẳng cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, các yếu tố như nguồn nhân lực và cán bộ có tay nghề và kinh nghiệm ngày càng mai một; 50% cán bộ y tế phòng chống lao cấp huyện chưa được đào tạo; vấn đề quản lý thuốc chống lao vẫn bị thả nổi; vấn đề lây nhiễm lao và HIV trong khối phạm nhân, trại tạm giam còn hết sức khó khăn; người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và sử dụng thuốc, tình trạng đa kháng thuốc chống lao...cũng đang là thách lớn với công tác phòng chống lao tại Việt Nam.

Chống bệnh lao là 1 ưu tiên trong phát triển KT-XH

PGS.TS Đinh Ngọc Sĩ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Việt Nam cho biết, Chương trình Phòng chống lao Việt Nam được triển khai theo các nguyên tắc của Hiệp hội chống lao thế giới và Chiến lược Điều trị có kiểm soát trực tiếp được áp dụng thí điểm tại tuyến quận, huyện và sau 10 năm đã triển khai ra toàn quốc. Cho đến nay 100% dân số được bảo vệ bằng chiến lược này. Hiện nay, Chương trình chống lao được đầu tư như một chương trình mục tiêu y tế quốc gia, do đó, Việt Nam nhanh chóng đạt được chỉ tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới là phát hiện được 70% số bệnh nhân lao phổi xuất hiện hàng năm và chữa khỏi hơn 85% số bệnh nhân mắc lao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, trong thời gian tới Việt Nam sẽ đặt công tác chống lao ở mỗi địa phương là một ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác phát hiện và quản lý ca bệnh bằng cách nâng cao công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm tăng tỷ lệ người nghi lao đi khám bệnh, phối hợp với các khu vực y tế ngoài chương trình phòng chống lao trên phạm vi toàn quốc để tăng cường phát hiện và báo cáo ca bệnh, chủ động phát hiện với nhóm người có nguy cơ cao, người nhiễm HIV, người tiếp xúc với nguồn lây; tăng cường hiệu quả báo cáo ca bệnh qua hệ thống thông tin điện tử; áp dụng các kỹ thuật mới để chuẩn đoán nhanh lao và triển khai sàng lọc bằng Xquang tại tuyến huyện với chất lượng cao.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ